Toàn bộ quy định về giờ làm việc và nghỉ ngơi năm 2025, người lao động cần nắm rõ để không bị thiệt thòi
Mức phụ cấp trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố năm 2025 có thay đổi gì so với trước? / Những trường hợp thẻ bảo hiểm y tế bị thu hồi, sử dụng sai cách có thể bị phạt tới 5 triệu đồng
Những quy định này đã được Bộ luật Lao động 2019 quy định rõ, từ khung giờ làm việc bình thường, giờ làm thêm, làm ban đêm đến các chế độ nghỉ lễ, nghỉ phép hay nghỉ không lương.
1. Thời giờ làm việc trong năm 2025
Đầu tiên, về khung giờ làm việc bình thường, người lao động không được làm quá 8 tiếng/ngày và tối đa 48 tiếng/tuần. Trong trường hợp làm theo tuần thì có thể làm tối đa 10 tiếng/ngày, nhưng tổng vẫn không vượt quá 48 tiếng/tuần. Tuy nhiên, Nhà nước hiện đang khuyến khích các doanh nghiệp rút gọn xuống tuần làm việc 40 giờ để tăng phúc lợi cho người lao động.
Người lao động làm việc trong môi trường tiếp xúc với các yếu tố độc hại, nguy hiểm thì người sử dụng lao động cần phải đảm bảo thời gian làm việc phù hợp với quy chuẩn an toàn lao động theo quy định pháp luật.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Báo Chính phủ.
2. Làm ban đêm và làm thêm giờ
Giờ làm ban đêm được tính từ 22h đêm hôm trước đến 6h sáng hôm sau. Đây là khoảng thời gian mà người lao động có thể được tính thêm phụ cấp nếu làm việc.
Về làm thêm giờ, luật yêu cầu phải có sự đồng ý của người lao động. Tổng thời gian làm thêm không được vượt quá 50% số giờ làm việc bình thường trong một ngày. Nếu áp dụng theo tuần, thì tổng cộng cả giờ làm và làm thêm không được quá 12 tiếng/ngày, 40 tiếng/tháng và 200 tiếng/năm. Một số lĩnh vực đặc thù như dệt may, da giày, điện tử... được phép làm thêm tối đa 300 giờ/năm. Tuy nhiên, nếu rơi vào trường hợp đặc biệt như thiên tai, dịch bệnh, quốc phòng… thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu làm thêm không giới hạn và người lao động không được từ chối, trừ khi tính mạng hoặc sức khỏe bị đe dọa.
3. Quy định về thời giờ nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi cũng được quy định rất rõ. Với những ai làm từ 6 tiếng/ngày trở lên, sẽ được nghỉ giữa giờ tối thiểu 30 phút. Nếu làm ca đêm thì nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút. Thời gian nghỉ này có thể được tính vào giờ làm việc nếu làm ca liên tục.
Giữa hai ca khác nhau, người lao động bắt buộc phải được nghỉ ít nhất 12 tiếng trước khi chuyển ca.
Mỗi tuần, người lao động có quyền nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trường hợp vì chu kỳ sản xuất không thể nghỉ hằng tuần thì vẫn phải đảm bảo trung bình mỗi tháng nghỉ ít nhất 4 ngày. Nếu ngày nghỉ trùng vào lễ, tết thì được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.
4. Nghỉ lễ, tết năm 2025
Về các ngày nghỉ có hưởng lương trong năm:
Tết Dương lịch: 01 ngày (01/01 dương lịch)
Tết Âm lịch: 05 ngày
Ngày Chiến thắng 30/4: 01 ngày
Ngày Quốc tế Lao động 01/5: 01 ngày
Quốc khánh: 02 ngày (02/9 và 01 ngày liền kề)
Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (10/3 âm lịch)
Nếu là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì ngoài các ngày nghỉ trên, còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền và 01 ngày Quốc khánh của quốc gia mình. Lịch nghỉ cụ thể từng năm sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
5. Chế độ nghỉ hằng năm
Người lao động làm đủ 12 tháng thì được nghỉ hằng năm có hưởng lương theo mức:
12 ngày nếu làm công việc bình thường
14 ngày với lao động chưa thành niên, người khuyết tật, hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại
16 ngày nếu làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại
Nếu làm chưa đủ 12 tháng thì tính nghỉ phép theo tỷ lệ số tháng đã làm. Trường hợp nghỉ việc mà chưa dùng hết số ngày nghỉ phép, người lao động sẽ được thanh toán bằng tiền. Đặc biệt, cứ làm đủ 5 năm thì được cộng thêm 1 ngày phép/năm.
Khi nghỉ phép chưa đến kỳ nhận lương, người lao động được tạm ứng lương. Nếu đi lại bằng phương tiện tốn nhiều thời gian, thì từ ngày thứ 3 trở đi trong hành trình được tính thêm vào ngày nghỉ phép (áp dụng 1 lần/năm).
6. Nghỉ việc riêng và nghỉ không lương
Một số trường hợp người lao động được nghỉ riêng và vẫn được hưởng lương gồm:
Kết hôn: 03 ngày
Con kết hôn: 01 ngày
Người thân (cha mẹ, vợ/chồng, con...) mất: 03 ngày
Ngoài ra, có thể nghỉ không hưởng lương 01 ngày nếu ông bà, anh chị em ruột qua đời hoặc đi đám cưới của người thân. Nếu có nhu cầu nghỉ dài hơn, người lao động có thể thỏa thuận với doanh nghiệp để nghỉ không lương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo