Từ năm 2025: Vi phạm những lỗi giao thông có thể bị tịch thu xe vĩnh viễn, tước bằng lái đến 2 năm
Chủ phương tiện này ra đường không đổi Giấy phép lái xe có thể bị phạt tới 12 triệu đồng / Sơn lại xe máy, mức tiền phạt phải nhận là bao nhiêu?
Nội dung này được quy định rõ trong Nghị định 168/2024/NĐ-CP, chính thức có hiệu lực từ năm sau. Cảnh báo nghiêm túc cho những ai còn "coi thường luật" khi ra đường.
Xe ô tô mà vi phạm các lỗi sau sẽ bị tịch thu xe
Các hành vi bị tịch thu xe vĩnh viễn áp dụng cho ô tô và các loại xe tương tự bao gồm:
Ảnh minh họa.
Lái xe lạng lách, đánh võng tái phạm: Căn cứ khoản 14 Điều 6, nếu bạn đã từng vi phạm mà vẫn tiếp tục “đi đường như múa”, thì xe sẽ bị tịch thu không cần bàn cãi.
Lái xe quá niên hạn sử dụng hoặc xe lắp ráp trái quy định (bao gồm xe công nông bị đình chỉ lưu hành, rơ moóc, sơ mi rơ moóc), theo khoản 9 Điều 13 – đây là hành vi cực kỳ nguy hiểm, bị tịch thu xe là điều hoàn toàn hợp lý.
Tẩy xóa, đục sửa số khung, số máy trái phép, hoặc chuyển đổi trái phép công năng của xe (như biến xe tải thành xe chở người) cũng sẽ bị “xử đẹp” theo khoản 17 Điều 32. Đặc biệt, nếu chủ xe tái phạm lỗi chở quá 100% số người cho phép, thì cũng không thoát.
Đua xe trái phép – hành vi vi phạm cực nặng, không chỉ bị tịch thu phương tiện mà còn bị tước bằng lái từ 22 đến 24 tháng, được quy định cụ thể tại điểm b khoản 3 Điều 35.
Xe máy vi phạm cũng có thể bị tịch thu
Các lỗi có thể khiến bạn bị mất xe máy vĩnh viễn từ năm 2025 bao gồm:
Biểu diễn xiếc ngoài đường như buông cả hai tay, dùng chân lái xe, nằm điều khiển xe, quay đầu lái ngược… đều nằm trong diện bị xử lý cực nặng, theo khoản 11 Điều 7.
Chạy một bánh (bốc đầu) hoặc hai bánh đối với xe ba bánh, lạng lách, đánh võng mà tái phạm – chốt đơn bằng… tịch thu xe!
Điều khiển xe tự chế, lắp ráp trái quy định cũng không nằm ngoài “danh sách đen” – được quy định rõ tại khoản 4 Điều 13.
Tất cả những hành vi này không chỉ bị tịch thu xe mà người điều khiển còn bị tước bằng lái đến 2 năm – nên đừng dại “chơi ngu”, hậu quả là mất luôn cả phương tiện lẫn quyền lái xe.
Điều kiện để được lái xe theo độ tuổi – không đủ mà vẫn cầm lái là phạm luật!
Dựa trên Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, độ tuổi được cấp bằng lái được quy định như sau:
Từ 16 tuổi: được phép lái xe gắn máy (dưới 50cc).
Từ 18 tuổi: đủ điều kiện lấy bằng A1, A, B1, B, C1 và được điều khiển xe máy chuyên dùng.
Từ 21 tuổi: được cấp bằng lái xe hạng C, BE.
Từ 24 tuổi: đủ điều kiện lấy bằng D1, D2, C1E, CE.
Từ 27 tuổi: mới được cấp bằng các hạng cao hơn như D, D1E, D2E, DE.
Ngoài ra, với xe chở người trên 29 chỗ hoặc xe giường nằm, tuổi tối đa lái xe là 57 tuổi (nam) và 55 tuổi (nữ) – mốc tuổi này được quy định rõ để đảm bảo an toàn giao thông.
Phương tiện muốn lưu thông từ 2025 thì phải “chuẩn chỉnh” hết các điều kiện sau
Theo Điều 35 Luật Giao thông đường bộ 2024, xe tham gia giao thông cần đáp ứng các điều kiện cơ bản sau:
Có đăng ký và biển số xe đúng quy định, đảm bảo đạt chuẩn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Xe kinh doanh vận tải bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình. Đối với xe khách trên 8 chỗ, xe đầu kéo, xe cứu thương… còn cần thêm camera giám sát tài xế.
Phương tiện giao thông thông minh cũng phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động.
Xe nước ngoài lưu thông tại Việt Nam cần tuân thủ theo quy định tại Điều 55.
Ngoài ra, Chính phủ và UBND cấp tỉnh sẽ có quy định chi tiết về xe thô sơ, xe bốn bánh có gắn động cơ hoạt động trong từng địa phương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo