Bất động sản

Về gói 50.000 tỷ đồng: Cẩn trọng lời đường mật

Mấy ngày qua, dư luận bàn tán về gói 50.000 tỷ đồng do các ngân hàng thương mại tiến hành để cứu thị trường bất động sản. Hẳn là thông tin muốn báo cho dân rằng thị trường sẽ nóng lại đấy mua ngay đi kẻo thiệt.

Trong khi đó, gói 30.000 tỷ đồng tín dụng ưu đãi do Bộ Xây dựng khởi xướng với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm cứu bất động sản mới chỉ giải ngân được 4% sau hơn một năm khởi xướng và 9 tháng thực hiện. Thực sự gói “hỗ trợ” này đã thất bại và tại Quốc hội có nhiều người đòi “thu lại” gói này. 

Lý do khá đơn giản mà các chuyên gia đã nêu từ lâu và được Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng nêu ra tại phiên họp của Chính phủ sáng 28.2.2014: “Chủ đầu tư bất động sản toàn đại gia, toàn đi xe Phantom thì giải cứu cái gì? Bất động sản phải giảm giá thì chắc chắn sẽ tiêu thụ được.” Nhưng các nhà “đầu tư” bất động sản đâu có chịu thế, họ tìm mọi cách để “vực” thị trường dậy trừ việc giảm giá về đúng giá mà thị trường có thể chấp nhận. Họ chỉ muốn đẩy cái khó do chính họ gây ra cho những người khác. 

Họ đánh động về gói 100.000 tỷ cho thị trường bất động sản. Khi được nhà chức trách nói không có gói 100.000 tỷ nào cả, thì họ đề xuất gói 50.000 tỷ của 9-10 ngân hàng. Không rõ có thỏa thuận nào chưa giữa các ngân hàng này, nhưng chắc 8-9 ngân hàng khác, nếu có nhận tham gia thì, cũng để xem sao, trừ một ngân hàng khá lạ có tên là Ngân hàng Xây dựng Việt Nam.

Tìm hiểu kỹ thì Ngân hàng Xây dựng Việt Nam chính là Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín được tên đầu năm ngoái. Đại Tín vốn là ngân hàng nông thôn Rạch Kiến ở tỉnh Long An. Rạch Kiến biến thàn ngân hàng đô thị Đại Tín năm 200 trong cơn cuồng ngân hàng, trong đ tái cơ cấu ngược của ngành ngân hàng. Việc ông Phan Thành Mai - Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam trở thành Tổng Giám đố của ngân hàng này cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa ngân hàng này và ngành bất động sản.

Các ngân hàng thương mại thường mắc một lỗi sơ đẳng chết người: Cho những người liên quan vay. Nếu ngân hàng của các nhà kinh doanh bất động sản lại cho chính họ vay, thì nguy cơ mắc căn bệnh sơ đẳng trên là hết sức cao. Các cơ quan nhà nước, nhất là Ngân hàng Nhà nước nên hết sức lưu ý đến vấn đề này. Người tiêu dùng và các nhà kinh doanh bất động sản nên cẩn trọng với các loại gói như vậy, được những người có lợi ích mật thiết đề xuất, bất chấp những lời đường mật của họ.

Theo Đất Việt
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo