Doanh nhân

Vì sao các doanh nhân thành công thường dậy sớm?

Khoảng thời gian mà các CEO nổi tiếng thức giấc thường từ 4.00-6.00 AM. Họ thường bắt đầu một ngày sớm hơn các đồng nghiệp cũng như đối thủ.

Phần lớn các doanh nhân thành đạt đều có thói quen dậy sớm. Khi điều hành công việc kinh doanh, dường như không bao giờ là đủ thời gian trong một ngày đối với họ. Sáng sớm chính là khoảng thời gian các áp lực chưa dồn dập và là chìa khóa giúp họ tăng đáng kể hiệu suất công việc trong ngày.

Khoảng thời gian mà các CEO nổi tiếng thức giấc thường từ 4.00-6.00 AM. Họ thường bắt đầu một ngày sớm hơn các đồng nghiệp cũng như đối thủ. Trong 15 năm, cựu chủ tịch của hãng Starbucks Michelle Gaas luôn đặt báo thức vào lúc 4.30 sáng để bắt đầu ngày mới. Hay CEO Tim Cook hãng Apple cũng được biết đến với thói quen dậy sớm và gửi email công ty lúc 4.30 sáng.

Sau đây là một số lợi ích từ việc dậy sớm mà bạn nên học tập từ các doanh nhân thành công:

Bạn ít bị xao nhãng vào buổi sáng

Một ngày của doanh nhân sẽ được lấp đầy một cách nhanh chóng. Nếu bạn chờ tới tận buổi chiều hoặc tối để làm vài thứ có ý nghĩa với chính mình như tập thể dục hay đọc sách, có khả năng bạn sẽ đẩy nó ra khỏi danh sách cần làm để dành cho những việc khác. “Có nhiều lý do khiến bạn không thể giải quyết được những ưu tiên cá nhân vào lúc 4.00 chiều- những thứ ít khi đến với bạn vào lúc 6.00 sáng”, chuyên gia quản lý thời gian Laura Vanderkam cho biết.

Bạn tràn đầy quyết tâm vào buổi sáng sớm

Thận chí nếu bạn không phải là một người của buổi sáng, bạn có thể có nhiều ý chí hơn trong khoảng thời gian đầu ngày hơn là tối muộn. “Ý chí cũng giống như cơ bắp, trở nên mệt mỏi khi bị sử dụng quá mức”, Vanderkam cho biết thêm. Trong thời gian dài của một ngày, bạn phải làm việc với những con người không mấy dễ chịu, ra những quyết định, chiến đấu với một loạt nhiệm vụ, bạn sử dụng sức mạnh ý chí và bạn sẽ cảm thấy cạn kiệt vào cuối ngày.


Sáng sớm đem đến cho bạn cơ hội lập ra giai điệu tích cực của ngày mới

 Nếu bạn đã từng ngủ quên nướng qua giờ báo thức hay quên bữa trưa của lũ trẻ, bạn biết rằng mình đang bắt đầu ngày mới với vài điều tồi tệ và sẽ làm tâm trạng của bạn đi xuống cũng như tác động đến hiệu quả công việc. Vanderkam cho rằng dậy sớm hơn cho phép bạn bắt đầu ngày mới với một chiến thắng và thiết lập một ngày làm việc hạnh phúc, hiệu quả hơn.

Vậy làm sao để từ bỏ thói quen là cú đêm thành con người của sáng sớm. Vanderkam đưa ra 4 bước để tạo thói quen dậy sớm gồm

1. Duy trì một lịch trình thời gian

Vanderkam cho biết một trong những lý do mọi người thường nói rằng họ không thích buổi sáng sớm vì họ thường thức quá muộn. Việc kiên trì duy trì một lịch trình giờ giấc trong một tuần sẽ chỉ ra cho bạn đâu là thời điểm bạn dùng quỹ thời gian không hiệu quả. Vanderkam phát hiện ra khi nhiều người có thói quen làm cú đêm nhìn vào thời gian biểu của mình, họ thường nhận thấy không sử dụng thời gian buổi tối hiệu quả hay làm bất kỳ việc gì đó thú vị.


2. Hình dung một buổi sáng hoàn hảo

Hãy hình dung xem bạn sẽ làm gì nếu có thêm thời gian trong một ngày. Bạn sẽ tập thể dục? Thư thả ọc một tờ báo hay chỉ đơn thuần là đọc lướt qua những tiêu đề? “Dậy sớm không phải là việc trừng phạt bản thân bạn. Bạn sẽ không cần dậy sớm nếu bạn không có một lý do đủ tốt để làm việc đó”, Vanderkam nhấn mạnh thêm.


3. Lên kế hoạch cho buổi sáng

Một khi bạn đã quyết định điều muốn làm khi bạn có thêm thời gian, hãy lên kế hoạch để thực hiện nó và chuẩn bị mọi thứ càng nhiều nhiều càng tốt vào tối hôm trước. Ví dụ, nếu bạn muốn tập thể dục vào buổi sáng, hãy chuẩn bị sẵn quần áo vào buổi tối hay chuẩn bị trước những nguyên liệu cho bữa sáng.


4. Từ từ xây dựng thói quen

Vanderkam cho biết bạn sẽ dễ tắt chuông báo thức và ngủ tiếp nếu cố gắng chuyển thói quen thức giấc một cách đột ngột. Chính vì vậy thay vì đặt chuông vào lúc 5.00 sáng trong khi bạn thường ngủ dậy lúc 7.30 hãy thiết lập báo thức sớm hơn 10 phút mỗi ngày. Để đảm bảo bạn không mất giấc ngủ, hãy lên giường sớm hơn 10 phút vào mỗi tối. Nếu bạn khó khăn trong việc đi ngủ đúng giờ, hãy cài đặt chuông báo cho điều này.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo