Góc nhìn

Việt Nam học được gì từ kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Trung Quốc?

Để xử lý nợ xấu, 4 công ty quản lý tài sản (AMC) được thành lập, trực thuộc Bộ Tài chính Trung Quốc, tiếp nhận 1393,9 tỉ Nhân dân tệ nợ xấu của 4 ngân hàng thương mại nhà nước. Phương thức mà AMC vận dụng là các thủ pháp thị trường hoá, bao gồm: đôn đốc hoàn nợ, nợ chuyển cổ phần, chuyển nhượng tài sản, tái cơ cấu tài sản, cho thuê tài sản, chứng khoán hoá tài sản.

Đó là một trong số các kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Trung Quốc (TQ) được GS Hàn Hiển Minh, Viện nghiên cứu tài chính Bộ Tài chính TQ đưa ra tại Hội thảo “Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của TQ và bài học cho Việt Nam” diễn ra ngày 17.12 tại Hà Nội.

GS Hàn Hiển Minh, Viện nghiên cứu tài chính Bộ Tài chính TQ

Thành lập Công ty quản lý tài sản (AMC)

Theo GS Hàn Hiển Minh, nguyên nhân phát sinh nợ xấu của ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước là do chịu sự ảnh hưởng tương đối lớn của các chỉ thị và chính sách hành chính. NHTM Nhà nước TQ phải đảm nhận lượng lớn các khoản vay chính sách. Theo thống kê, những năm 90 của thế kỷ XX, các khoản vay chính sách chiếm trên 1/3 tổng kim ngạch vốn vay NHTM Nhà nước. Đối tượng vay vốn chủ yếu là doanh nghiệp quốc doanh (SOE), tín dụng mềm bị thắt chặt. Những pháp quy tài chính chủ yếu ban bố tương đối muộn.

Năm 1999 và 2000, TQ thành lập 4 công ty quản lý tài chính Tín Đạt, Hoa Dung, Đông Phương, Trường Thành (Asset  Management Corporation – AMC), tiếp nhận nợ xấu của Ngân hàng (NH) Xây dựng TQ, NH Phát triển nhà nước, NH Công thương TQ, NH Trung quốc, NH Nông nghiệp TQ; đánh dấu chính sách xử lý nợ xấu NH của nhà nước TQ đã đi vào giai đoạn thực thi. AMC là doanh nghiệp tài chính độc lập nhà nước được xây dựng theo luật công ty và do Bộ Tài chính bỏ vốn thành lập. AMC thu mua nguồn tài chính trong đó tiến hành tái vay vốn, công ty quản lý tài chính phát hành trái phiếu đối với các NH tương ứng và cho vay vốn đối với các cơ cấu tài chính khác.

“Từ năm 1999 đến nay, AMC đã tiếp nhận 2 lần cắt bỏ nợ xấu quy mô lớn và đến giữa năm 2009, AMC đã thu mua và ủy quyền quản lý nợ xấu đạt hạn ngạch hơn 3.400 tỉ Nhân dân tệ (NDT)”, GS Hà Hiển Minh cho biết.

Đốc thúc hoàn nợ thông qua trực tiếp thúc đẩy thu mua, tố tụng (có trọng tài), bồi thường thanh khoản phá sản…là phương thức mà AMC thường xuyên áp dụng nhất khi xử lý nợ xấu.

Phương thức AMC xử lý nợ xấu

Theo quy định, AMC có năng lực nghiệp vụ đầu tư NH tương đối toàn diện, có thể kết hợp vận dụng các thủ pháp thị trường hoá, bao gồm đôn đốc hoàn nợ, nợ chuyển cổ phần, chuyển nhượng tài sản, tái cơ cấu tài sản, cho thuê tài sản, chứng khoán hoá tài sản…để tiến hành xử lý nợ xấu.

Việc đốc thúc hoàn nợ chủ yếu là trực tiếp thúc đẩy thu mua, tố tụng (có trọng tài), bồi thường thanh khoản phá sản…Đây là phương thức mà AMC thường xuyên áp dụng nhất. Do bị hạn chế bởi chính sách pháp luật và sự bảo vệ của địa phương nên hiệu quả xử lý và phạm vi xử lý rất hạn chế.

Tái cơ cấu nợ bao gồm các phương thức lấy vốn cầm cố nợ, nợ mới, chuyển đổi tài sản…Là do bên cho nợ và bên nhận nợ cùng thoả thuận tiến hành sắp xếp cơ cấu lại khoản nợ. Đây là phương thức AMC vận dụng rộng rãi trong việc xử lý nợ xấu .

Chuyển nợ thành cổ phần chính là việc đem toàn bộ hoặc một phần nợ của bên vay nợ chuyển nhượng lại cho bên cho vay hoặc cho bên thứ ba. Chuyển nhượng nợ là một biện pháp quan trọng thực hiện theo đặc thù của Trung Quốc, và cũng là biện pháp đúc rút từ kinh nghiệm nước ngoài.

Đánh giá về hiệu quả xử lý nợ xấu của 4 công ty AMC, GS Hàn Hiểu Minh cho rằng: Hiệu quả đầu tiên là trực tiếp thúc đẩy ưu việt hoá cơ cấu tài sản NH.  Sau khi AMC tiếp quản khoản nợ xấu khổng lồ lên tới 1400 tỉ đồng, cuộc cải cách hiện đại hoá NH Nhà nước cũng được đẩy nhanh hơn một bước. Bắt đầu từ năm 2000, cải cách hiện đại hoá NHTM Nhà nước có được những tiến triển nhất định.

Bằng con đường thị trường hoá như bán nợ trái phiếu hoặc nợ cổ phần cho nhà đầu tư trong và ngoài nước, tái cơ cấu tài sản, hoán đổi tài sản, dẫn dắt các loại hình nhà đầu tư trong và ngoài nước thâm nhập vào lĩnh vực đầu tư nợ xấu, hình thành đa nguyên hoá chủ thể đầu tư. Ví dụ năm 2000, Công ty Trường Thành dùng phương thức lấy cho thuê thay bán để xử lý nợ xấu trong thị truờng tài chính tự do. Cuối năm 2001, tổ chức tuần bán đấu giá nợ xấu,và trong các giao dịch thành công có 60% là nhà đầu tư tự do.

Thông qua chuyển nhượng nợ thành cổ phần thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước thoát khỏi khó khăn. Ví dụ, năm 2000 tỉ lệ nợ doanh nghiệp chuyển nhượng nợ thành cổ phần giảm từ 73% xuống đến 50% trở xuống, trong đó có 80%  doanh nghiệp chuyển nhượng đã thực hiện được chuyển nợ thành lãi….

 

Thảo Nguyên
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo