Việt Nam, thị trường duy nhất Đông Nam Á "để" Starbucks nằm ngoài top 5
Một thời gian ngắn sau khi Starbucks có mặt tại thị trường cafe thành phố Hồ Chí Minh năm 2013, một chuỗi cafe nội địa mang tên Phúc Long đã trở thành đối thủ trực diện với thương hiệu cafe toàn cầu này.
Starbucks mở quán cafe trên đường Lý Tự Trọng - một tuyến phố trung tâm thuộc Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh. Ngay bên đường đối diện là quán cafe của Phúc Long - thương hiệu cafe trong nước. Không những thế, logo của Phúc Long cũng mang hai màu đặc trưng xanh và trắng tương tự của Starbucks. Và hơn hết giá cappuccino của Phúc Long thấp hơn khá nhiều so với Starbucks. Kể từ đó, Phúc Long liên tiếp tìm kiếm cách thu hút lượng khách hàng tiềm năng của Starbucks, mở thêm nhiều cửa hàng tại các toà nhà văn phòng lớn và trung tâm thương mại trên khắp thành phố Hồ Chí Minh.
Starbucks vẫn được coi là thương hiệu cao cấp của tầng lớp trung lưu Việt Nam.
Trước thực tế ấy, Starbucks không tỏ ra lo lắng. "Trong khi ngành đồ ăn - thức uống ở Việt Nam ngày càng trở nên cạnh tranh, Starbucks đã có tổng cộng 20 cửa hàng hoạt động tốt trên khắp thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội." Alain Cany - chủ tịch Jardine Matheson - chủ sở hữu chuỗi nhượng quyền Starbucks tại Hong Kong nhận định. "Chúng tôi dự kiến tăng lên thành 30 cửa hàng trên khắp Việt Nam vào cuối năm."
Mặc dù bị cạnh tranh bởi đối thủ trong nước, Starbucks vẫn được coi là thương hiệu cao cấp của tầng lớp trung lưu Việt Nam. Hơn nữa, tp HCM dù đã là thị trường cafe đa dạng nhất châu Á với hàng tá chuỗi cafe nội địa và cửa hàng cafe độc lập (quán cafe không theo chuỗi) mọc lên và cung cấp nhiều loại hình đồ uống khác nhau nhưng vẫn là thị trường có rất nhiều nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển.
Một cuộc khảo sát hàng quý được thực hiện bởi FT Confidential Research đối với 1.000 khách hàng tại 5 nền kinh tế lớn nhất Asean (không bao gồm Singapore) năm 2015 cho thấy, Việt Nam là quốc gia duy nhất mà Starbucks không được xếp thứ hạng cao nhất nhờ sự ưa thích của người dân địa phương đối với 2 hãng cafe trong nước là Trung Nguyên và Highlands Coffee.
Việt Nam là thị trường duy nhất mà Starbucks không đứng đầu danh sách xếp hạng quán cafe có khách đến thường xuyên nhất. Nguồn: FT
Sự xuất hiện của các cửa hàng cafe độc lập tại các thành phố ở Đông Nam Á đặt ra thách thức dài hạn đối với các thương hiệu lớn và nổi tiếng trên toàn cầu.
Jakarta - thủ đô của Indonesia cũng là một ví dụ điển hình. Mặc dù tốc độ tiêu thụ cafe trên đầu người tại đây hàng năm tăng khoảng 5% - thấp hơn nhiều quốc gia Asean và Đông Á, 3 chuỗi cafe nội địa của Indonesia bao gồm: Coffee Toffee, Ngopi Doeloe và Anomali Coffee đang tăng trưởng theo số bội. Theo FT Confidential Research, mô hình quán cafe độc lập và cafe hữu cơ đã phát triển mạnh mẽ không những ở Indonesia mà còn ở nhiều thủ đô khác như Kuala Lumpur, Manila, và Bangkok.
Indonesia và Việt Nam là 2 quốc gia có tiềm năng tăng trưởng dài hạn đối với nhiều ngành tiêu dùng nhắm vào thị trường Đông Nam Á nhờ vào thu nhập đầu người cao và dân số trẻ.
Tổng hợp theo Cafef/Trí thức trẻ/FT
End of content
Không có tin nào tiếp theo