Vốn CDM cho doanh nghiệp tiếp cận và thủ tục
Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)
Hai ngân hàng này đang và sẽ tiếp tục thực hiện giải quyết các vấn đề môi trường. Các quỹ của hai ngân hàng này đã được hợp nhất lại để cung cấp cho các công ty và quốc gia có mong muốn xúc tiến các dự án thân thiện với môi trường.
Với phương châm tài trợ cho thương mại xanh, các doanh nghiệp có cơ hội nhận các khoản vốn đầu tư từ ngân hàng ADB vào năm 2011, ngân hàng sẽ đầu tư cho các dự án về sử dụng năng lượng hiệu quả…
Mục tiêu giảm thiểu đối với lĩnh vực năng lượng sạch và quỹ thị trường cacbon, ngân hàng này sẽ bỏ ra hơn 600 triệu USD, tới nay mới chi 95 triệu USD cho Chương trình Hợp tác Tài trợ Năng lượng Sạch.
Ngoài ra, ADB đang cùng thực hiện với WB Quỹ Công nghệ Sạch và Quỹ đầu tư về khí hậu với số vốn hơn 5,2 triệu USD.
Bên cạnh đó, ADB còn tài trợ cho Quỹ Đầu tư về khí hậu 900 triệu USD và Quỹ Đặc biệt về Biến đổi khí hậu (hiện đang được quản lý bởi Quỹ Môi trường Toàn cầu - GEF) 90 triệu USD cho thích ứng và giảm thiểu với Biến đổi khí hậu.
ADB ưu tiên đầu tư cho các dự án Năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng hiệu quả và thu hồi và tận dụng mê-tan.
Ngoài ra, ngân hàng này còn có Quỹ hỗ trợ Kỹ thuật (TSF) với mục tiêu là nâng cao năng lực cho bên xây dựng dự án tại các nước đang phát triển và giúp thiết lập một kênh các dự án năng lượng sạch có thể hưởng lợi từ thị trường cacbon.
Một địa chỉ khác, các doanh nghiệp có thể tiếp cận là Ngân hàng Standard Chartered, với đại diện tại Việt Nam là Vietcombank. Bằng hành động thực tế, họ đang tiến hành cho các công ty và dự án sử dụng công nghệ xanh vay vốn ưu đãi.
Ngân hàng này chuyên cung cấp tài chính cho môi trường và năng lượng tái tạo, với vốn huy động được hơn 4 tỷ USD, và có 50 triệu Euro để đầu tư vào quỹ vốn cacbon và Biến đổi khí hậu.
Vietcombank đã thành lập một nhóm chuyên nghiên cứu và thực hiện Chương trình xanh. Tham gia Dự án phát triển năng lượng tái tạo với các nguồn vốn từ Hiệp hội Phát triển quốc tế để cho các chủ đầu tư vay lại.
First Climate, một công ty quản lý tài sản cacbon, chứng minh được kinh doanh xanh có thể là hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận. Cơ chế tạo ra và buôn bán tín dụng cacbon hoặc cơ chế phát triển sạch CDM mà nhiều công ty đã tạo ra.
Những tín dụng cacbon này có thể buôn bán và giao dịch, thông qua đó tạo ra một nguồn thu bền vững.
Các bước của một dự án CDM
Để các dự án có thể tạo ra tín dụng cacbon, cần phải tuân thủ các quy trình và thủ tục. Các bước phát triển dự án theo CDM bao gồm một bản đánh giá cacbon để xác định tính phù hợp của dự án theo tiêu chuẩn CDM, một tài liệu thiết kế dự án.
Tài liệu thiết kế dự án gồm đề cương chính thức của dự án và lượng cắt giảm phát thải dự kiến; việc xác nhận tài liệu do một đơn vị độc lập thực hiện.
Ngoài ra, còn có các hợp đồng đã được ký hết, các tín dụng cacbon đã được xác nhận, phát hành và bán. Hầu hết các đơn vị triển khai dự án cacbon bán các tín dụng thông qua thỏa thuận. Mua bán cắt giảm phát thải (ERPA), tức là các nghĩa vụ mua/bán các tín dụng theo hợp đồng, tương tự như Thỏa thuận mua bán điện năng (PRA)
Sau khi các dự án đủ tiêu chuẩn CDM được xác định, sàng lọc danh sách các dự án cấp vốn, các quỹ tín dụng sẽ đánh giá tính hợp lệ của dự án, theo các quy tắc của CDM một cách kỹ càng và giúp bên xây dựng dự án chuẩn bị các tài liệu thiết kế dự án và các phương pháp luận cơ sở mới, nếu cần.
Các bộ phận của một số quỹ tín dụng có thể giúp các bên xây dựng và tài trợ dự án xin phê duyệt của nước nhận dự án và phê chuẩn tài liệu thiết kế dự án của các cơ quan được ủy quyền và đăng ký các dự án này với Ban Điều hành CDM.
Trong quá trình thực hiện dự án, các quỹ tín dụng sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong các giai đoạn thực hiện và thương mại hóa các dự án.
CDM để đảm bảo đạt được hai mục tiêu là thu được chứng chỉ giảm thiểu phát thải (CERs) và lợi ích phát triển dự kiến của các dự án.
Lê Anh
End of content
Không có tin nào tiếp theo