Xuất khẩu phần mềm là thế mạnh của Việt Nam
Trong chuyến thăm Công ty Liên Doanh Thiết Bị Tổng Đài VKX sáng 8/2, Bộ trưởng nhấn mạnh rằng phát triển phần mềm là công việc phù hợp với tố chất người Việt Nam, vì vậy, một khi có được đội ngũ kỹ sư chất lượng cao, được đào tạo bài bản thì việc hướng tới những thị trường khó tính như Nhật Bản là tất yếu. Con người chính là sức sống, là thương hiệu của doanh nghiệp. Các kỹ sư giỏi cần được tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng để bắt kịp và đi trước nhu cầu của thị trường, Bộ trưởng chia sẻ.
VKX đang chuyển hướng dần sang sản xuất thiết bị đầu cuối thông minh và xuất khẩu phần mềm, thay vì kinh doanh tổng đài như thời gian đầu. Ảnh: T.C |
Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp nội đầu tư mạnh cho sản xuất thiết bị đầu cuối, đặc biệt là các thiết bị thông minh, có hàm lượng chất xám cao như bàn phím ảo... cũng rất đáng được khích lệ. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp cần cố gắng nâng cao tỷ trọng nội địa hóa "nhiều nhất có thể", hạn chế sử dụng các linh kiện của nước ngoài mà trong nước đủ khả năng sản xuất. Đây là hướng đi cần thiết để góp phần đưa ngành công nghiệp CNTT thành một trụ cột của nền kinh tế.
VKX là một liên doanh giữa Tập đoàn VNPT với LG - Ericsson và LGI, ra đời từ năm 1994 với các lĩnh vực hoạt động chính là nghiên cứu và phát triển (R&D) phần mềm nhúng, sản xuất thiết bị đầu cuối, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và tích hợp dịch vụ.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son sử dụng thử bàn phím ảo do VKX phát triển. Ảnh: T.C |
Đại diện VKX chia sẻ rằng chiến lược phát triển trong những năm tới của doanh nghiệp này sẽ tập trung vào nghiên cứu & phát triển phần mềm, tăng cường xuất khẩu sang những thị trường khó tính như Nhật Bản, đồng thời đẩy mạnh sản xuất thiết bị đầu cuối thông minh như bàn phím ảo, điện thoại v..v....Đây sẽ là hai trụ cột doanh thu chủ lực của VKX trong bối cảnh kinh tế hiện nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo