Doanh nhân

Zhou Qunfei, chủ nhân đế chế tỷ đô từng bỏ học sớm vì nghèo khó

Zhou Qunfei (Chu Quần Phi), người sáng lập kiêm CEO Lens Technologies, công ty sản xuất màn hình cảm ứng hàng đầu thế giới là người thành đạt nhưng khá kín tiếng. Zhou Qunfei đã vượt lên hoàn cảnh và số phận để trở thành nữ tỷ phú tự thân thành công nhất thế giới...

Zhou Qunfei từng lớn lên trong một ngôi làng nhỏ ở Trung Quốc đã mất mẹ từ khi mới 5 tuổi. Bố bà gần như bị mù sau một vụ tai nạn nghề nghiệp. Bà  bỏ học năm 16 tuổi và thăng tiến dần dần trong công việc, và cuối cùng bà đã mở công ty tinh chế thủy tinh của riêng mình, và đã phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào đầu năm nay.

Zhou sở hữu khối tài sản trong khoảng từ 7 tỷ -10 tỷ đô la, thời điểm gần đây bà đã xuất hiện trên hai tờ báo danh tiếng là The South China Morning Post  và The New York Times vì thành tựu trong sự nghiệp cũng như bài học thành công quý giá của mình. Dưới đây là những chia sẻ của bà về cách đến với thành công...

Zhou Qunfei

Nữ doanh nhân Zhou Qunfei.

Từ chối chấp nhận phần ít hơn so với mong muốn của mình

Zhou học giỏi ở trường, nhưng bà có ít lựa chọn ngoài việc gạt sang một bên giấc mơ trở thành nhà thiết kế thời trang của mình. Theo tờ Times, bà đã bỏ học năm 16 tuổi và đi làm ở một nhà máy sản xuất mặt kính đồng hồ với thu nhập 1 đô la/ngày. Đây là một công việc vất vả, bởi theo bà: “Tôi phải làm việc từ 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa và đôi khi tới tận 2 giờ sáng. Công việc không được chia theo ca, chỉ có vài tá người và tất cả chúng tôi đều phải đánh bóng kính. Tôi không thích công việc này”.

Bất chấp thực tế rằng bà cần phải làm việc và có rất nhiều người xếp hàng dài sẵn sàng thế chỗ bà nhưng chỉ 3 tháng sau,  Zhou đã viết thư cho sếp của bà, cảm ơn ông đã tạo cơ hội làm việc cho bà và nói rằng chừng đó vẫn chưa đủ đối với bà. Thay vì để bà ra đi, sếp của bà đã thăng cấp cho bà. Sự dũng cảm này hóa ra là bước đầu tiên trên con đường dài để đạt được sự giàu có bao la.

Hiểu rõ công việc kinh doanh của mình

Vì bà khởi đầu công việc từ xưởng sản xuất và thăng tiến lên nhiều vị trí ở công ty đầu tiên, nên Zhou hiểu rõ mọi bước trong qui trình sản xuất mặt kính trước khi mở công ty riêng. Ngay cả bây giờ, với lực lượng lao động lên đến 60,000 rồi 80,000 nhân viên, bà vẫn xuống từng nhà máy và quan sát kỹ quy trình sản xuất.

Một trong những quản lý chung của bà đã chia sẻ với tờ Times rằng: "Đôi khi bà ngồi xuống bàn, làm việc như một người thợ máy để xem có gì không ổn với qui trình không. Điều này khiến tôi đôi khi bị lâm vào thế lúng túng. Nếu có vấn đề gì, bà ấy sẽ nói: “Sao anh không thấy thế nhỉ?”

Không ngừng đặt cược vào bản thân

Zhou bỏ công việc của bà ở nhà máy để mở công ty sản xuất riêng với tổng số vốn là 3 ngàn đô la tiền bà và những người họ hàng dành dụm được. Đây là công ty đầu tiên trong chuỗi 11 công ty của bà và theo tờ SCMP, hầu hết trong số đó đều phá sản.

Bà cho biết: "Đã hai lần tôi bán nhà để trả lương cho nhân viên”.

Thực tế, mãi đến năm 2003 bà mới có cơ hội thực sự khiến công ty thành công như ngày hôm nay.

Nói có với cơ hội

Chuyên môn của Zhou là sản xuất kính đồng hồ đeo tay, nhưng sự nổi lên của những thế hệ smartphone mới nhất, đã đem lại thành công cho bà. Năm 2003, các nhà quản lý của nhiều công ty điện thoại di động lớn đã liên hệ với bà để hỏi xem liệu bà có sẵn lòng trang bị lại cho công ty để sản xuất màn hình cho điện thoại di động không.  

Zhou Qunfei là người luôn biết nắm bắt cơ hội

Bà chính là người sáng lập kiêm CEO của Lens Technologies, công ty sản xuất màn hình cảm ứng hàng đầu thế giới.

(Thời điểm diễn ra việc này thực ra vẫn còn một chút chưa rõ ràng; tờ Times cho rằng công ty Motorola đã tiến hành việc này năm 2003; tờ SCMPI  cho rằng tập đoàn TCL của Trung Quốc đã làm việc này năm 2001. Dù gì thì Zhou đã chớp lấy cơ hội).

Tờ Times đã dẫn lời bà như sau: "Tôi đã nhận cuộc gọi này, và họ nói rằng: ‘Hãy trả lời có hay không, và nếu câu trả lời là có, chúng tôi sẽ giúp bà thiết lập qui trình’, và tôi đã trả lời là có”.

Làm việc cực kỳ chăm chỉ

Có một câu nói bằng tiếng thổ ngữ Hồ Nam có thể mô tả rất đúng về Zhou, mà anh họ của bà (cũng đang làm việc trong ban lãnh đạo công ty) nói với tờ Times: ba de man. Có nghĩa là "một người dám làm những việc mà những người khác ngại làm”.

Nhưng rõ ràng Zhou cho thấy bà là một người vừa chủ động tiên phong và cần cù siêng năng, và đây là một sự kết hợp hiếm thấy. Tờ Times môt tả thói quen làm việc của bà là "thiên về sự ám ảnh”.

Trụ sở công ty của bà là một trong những nhà máy sản xuất của bà ở Changsha (Trường Sa). Trong văn phòng rộng rãi của bà, cửa ra vào đằng sau bàn làm việc của bà mở ra một khu căn hộ nhỏ nhằm đảm bảo bà có thể lang thang ở khu sản xuất cả bất kể đêm ngày.

Duy trì sự cân bằng và khiêm nhường

Mặc dù rất giàu có và thành công, nhưng tờ Times mô tả bà toát lên là người "duyên dáng và khiêm nhường” và luôn im lặng trong các cuộc họp nhưng luôn yêu cầu sự chú ý mỗi khi bà lên tiếng, và thường khiển trách cấp dưới vì không ngồi ngay ngắn trong suốt cuộc họp.

Tờ SCMP trích lời bà rằng: "Tôi chưa đủ điều kiện để là một người nổi tiếng. Tôi nghĩ điều quan trọng là không tự mãn khi bạn thành công và không để mình cảm thấy u ám những lúc thất bại”.

Tổng hợp theo Hoclamgiau/Inc

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo