Tìm kiếm: nghị-quyết-68

Năm 2021, thêm một lần nữa các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam phải đương đầu với những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 với mức độ lây lan thần tốc và nguy hiểm hơn kéo theo các hệ lụy nền kinh tế suy giảm, hệ thống y tế, sức khỏe người dân bị đe dọa.
Các ý kiến tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2021 thống nhất đánh giá, tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, kinh tế khởi sắc rất rõ, niềm tin của người dân, doanh nghiệp và các bạn bè, đối tác quốc tế tăng lên cao.
Trong năm 2021, làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư diễn biến phức tạp, bùng phát ở nhiều địa phương, xâm nhập vào các trung tâm kinh tế, đô thị lớn, khu công nghiệp, khu chế xuất… ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất kinh doanh, tăng trưởng, phát triển kinh tế-xã hội, thử thách sức chống chịu của doanh nghiệp và người dân….
DNVN - Cho rằng dịch COVID-19 có thể kéo dài, Liên minh Minh bạch ngân sách (BTAP) kiến nghị Chính phủ cần xem xét các gói chính sách tài khóa để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sau dịch. Theo đó, cần có phân tích đánh giá kỹ hơn về chi ngân sách nhà nước 2022, nhất là chi hỗ trợ doanh nghiệp.
DNVN - Trao đổi với Doanh nghiệp Việt Nam, PGS.TS Giang Thanh Long- Giảng viên cao cấp của Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, lao động rời phố về quê là hậu quả tất yếu khi không khôi phục sản xuất kịp thời. Ngoài chính sách an sinh cho người lao động, Nhà nước cần cung cấp động lực cho doanh nghiệp để giữ chân công nhân.
DNVN - Tại Diễn đàn "Hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh" diễn ra chiều 27/10, ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban Pháp chế VCCI nhấn mạnh, Chính phủ chưa có chính sách mạnh mẽ và bài bản trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính. Do đó, cần đẩy mạnh hoạt động này trong thời gian tới.

End of content

Không có tin nào tiếp theo