Quốc tế

"Bất ổn ở châu Âu có lợi cho Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ"

(DNVN)-Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan muốn rũ bỏ các cơ sở hạ tầng của Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi đó Mỹ lại lo ngại với những thay đổi trong chiến lược địa chính trị của Ankara. Do vậy, bất ổn tại châu Âu có lợi cho cả Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông Dževad Galiashevich, thành viên của Trung tâm Sáng kiến Hợp tác Đông Nam Âu về chiến đấu chống lại tội phạm có tổ chức và chủ nghĩa khủng bố xuyên biên giới, cho rằng tình trạng bất ổn hiện nay ở châu Âu đặc biệt có lợi cho Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ. Chuyên gia này lý giải, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan muốn rũ bỏ các cơ sở hạ tầng của Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi đó Mỹ lại lo ngại với những thay đổi trong chiến lược địa chính trị của Ankara. 

Cảnh sát đặc nhiệm Đức tại Munich hôm 22/7/2016 (Ảnh Sputnik)

Nhận định trên của chuyên gia Dževad Galiashevich được đưa ra trong cuộc phỏng vấn với Radio Sputnik Sebia sau các cuộc tấn công khủng bố gây sốc diễn ra gần đây ở Đức và Pháp, cướp đi sinh mạng của nhiều người. 

Chuyên gia này giải thích rằng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan rất muốn "dọn sạch" cơ sở hạ tầng của Mỹ tại quốc gia của ông, đồng thời không muốn Đức - một đồng minh của Mỹ - ngăn ông thực hiện bước đi này. 

Trong khi đó, Mỹ lại lo ngại với những thay đổi về chiến lược địa chính trị của Ankara, đặc biệt là việc Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi chính sách với Nga, Ai Cập, Iran và Đức. 

"Khủng bố luôn là một loại địa chính trị", chuyên gia Galiashevich nói.

Ông cho rằng, những quốc gia đã bị tấn công bởi chủ nghĩa khủng bố quốc tế không thể đơn giản coi nhẹ thực tế an ninh và quốc phòng: phong trào của các nhóm quân sự NATO, việc triển khai thêm các tiểu đoàn tới Ba Lan, Latvia, Litva và Estonia, đồng thời triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại các quốc gia châu Âu nhằm bao vây Nga và kích động các cuộc xung đột quy mô lớn hơn. 

 

"Các cơ quan quân sự và tình báo luôn luôn theo dõi sát sao những diễn biến chính của các nhóm quân sự này. Tuy nhiên, trong cùng một thời điểm, hóa ra họ không có thông tin về các cuộc tấn công khủng bố đã được chuẩn bị, hoặc không có thông tin nào về bất cứ cá nhân nào đã chuẩn bị cho cuộc tấn công khủng bố trong nhiều năm", ông nói thêm. 

Giới chuyên gia nhận định, Bỉ, Pháp, và mới nhất là Đức đã phải hứng chịu các cuộc tấn công khủng bố chấn động. 

Ông Galiashevich dự đoán rằng, các cuộc tấn công tại Đức sẽ tiếp tục trong thời gian tới và các cuộc tấn công thậm chí sẽ nguy hiểm hơn. Theo ông, tấn công khủng bố sẽ tiếp tục trên khắp khu vực Tây Âu và các quốc gia ở phía Tây Balkan cũng sẽ không nằm ngoài mối đe dọa này. 

Để ngăn chặn các cuộc tấn công trong tương lai, chuyên gia Dzevad Galiashevich khẳng định, trước hết giới chức các nước cần phải loại bỏ tất cả các yếu tố có thể tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc tấn công. 

Theo ông, điểm yếu cơ bản của EU là hệ thống kiểm soát an toàn. Ông cho biết, các quốc gia châu Âu đã hi sinh những bí mật của riêng mình vì lợi ích an toàn chung. Các quốc gia thành viên đã giảm những khái niệm của họ về an ninh quốc gia xuống mức "không có gì". 

 

Các hãng thông tấn của từng nước không còn quan tâm đến việc trao đổi thông tin với những nước vốn đang theo đuổi những mối quan tâm khác trong lĩnh vực chính trị và an ninh. 

"Bạn không thể bảo vệ được quốc gia của mình nếu các dịch vụ an ninh của bạn không có ranh giới nghiêm ngặt và xác định rõ ràng cho công việc của họ", ông Galiashevich chia sẻ. 

Chuyên gia này cho hay, một quốc gia thành viên không thể dựa vào mình NATO về an ninh và hi vọng khối đồng minh này bảo vệ mình. Không một quốc gia nào có thể chỉ dựa vào các dịch vụ an ninh của các đối tác NATO nếu họ theo đuổi những lợi ích địa chính trị khác nhau.

Chuyên gia chỉ ra rằng, trước đây khủng bố đã theo đuổi những lợi ích bó hẹp nhiều hơn, còn hiện giờ các cuộc tấn công khủng bố được sử dụng bởi các dịch vụ đặc biệt của phương Tây nhằm theo đuổi các mục đích địa chính trị và chiến lược địa chính trị của họ. 

Ông nhấn mạnh rằng, khủng bố là mối đe dọa toàn cầu và Liên Hợp Quốc cần phải giải quyết dứt điểm. 

Nên đọc

 

NM (Theo Sputnik)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo