Quốc tế

"Bó tay" với Triều Tiên, Nhật Bản yêu cầu tìm hướng đi mới

(DNVN)-Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã lên tiếng yêu cầu quốc tế tìm ra một hướng đi mới nhằm chấm dứt đe dọa từ phía Triều Tiên sau một loạt vụ thử hạt nhân và tên lửa của quốc gia này.

Hôm 21/9, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã lên tiếng yêu cầu cộng đồng quốc tế tìm ra một hướng đi mới để chế ngự mối đe dọa từ Triều Tiên - quốc gia đã tiến hành một loạt các vụ thử  tên lửa và hạt nhân trong thời gian gần đây. 

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu tại phiên họp lần thứ 71 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York hôm 21/9/2016 (Ảnh: AFP)

Phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Thủ tướng Abe khẳng định rằng, mối đe dọa từ Triều Tiên sau loạt vụ thử tên lửa và hạt nhân trong năm nay là khác biệt về bản chất so với trước đây, do đó đòi hỏi cộng đồng quốc tế cần một phản ứng hoàn toàn khác. 

"Mối đe dọa đối với cộng đồng quốc tế đã ngày càng trở nên nghiêm trọng và tất cả đều đã thực tế hơn. Điều này đòi hior một cách tiếp cận mới để giải quyết mối đe dọa, sẽ phải hoàn toàn khác so với những gì chúng ta đã áp dụng tính đến ngày hôm qua", ông Abe nhấn mạnh. 

Thủ tướng Nhật Bản không nói rõ về các hành động có thể thực hiện, tuy nhiên cho biết Nhật Bản sẽ sử dụng ghế không thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để đưa ra những lựa chọn mới. 

Theo Thủ tướng Nhật Bản, đã đến lúc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cần "tỏ một thái độ đúng đắn trước mối đe dọa có chiều hướng mới này".

Hiện Trung Quốc và Mỹ đang tiến hành hội đàm về việc đưa ra một nghị quyết trừng phạt mới của HĐBA LHQ nhằm vào Triều Tiên sau một loạt các vụ thử tên lửa và hạt nhân gần đây, mặc dù các biện pháp trừng phạt trước đó của LHQ vẫn chưa kiềm chế được Triều Tiên ngừng đe dọa. 

 

Triều Tiên là một trong những nghèo nhất và bị trừng phạt nhiều nhất thế giới. Hồi tháng 3 năm nay, Bình Nhưỡng hứng đòn trừng phạt sau vụ thử hạt nhân trước đó. 

Chính quyền của lãnh đạo Kim Jong-un tuyên bố rằng, họ cần vũ khí hạt nhân để đảm bảo sống sót trước những "kẻ thù sừng sỏ" là Mỹ và Nhật Bản, đồng thời muốn được công nhận là quốc gia hạt nhân. 

Nên đọc
NM (Theo AFP)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo