Xã hội

Cảnh báo tình trạng ngộ độc rượu gia tăng dịp Tết

Càng gần Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, Trung tâm Chống độc (bệnh viện Bạch Mai) liên tục tiếp nhận các ca bệnh ngộ độc rượu, có cả rượu thực phẩm ethanol và rượu cồn công nghiệp methanol. Nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng, hôn mê sâu, người tím tái.

Ngộ độc rượu được coi là căn bệnh khó có thể tránh vào thời điểm cuối năm, khi mà nhu cầu sử dụng rượu bia gia tăng trong các buổi tiệc tùng, liên hoan, tất niên, theo tin tức trên báo Vietq.

Ngộ độc rượu có thể dẫn đến tử vong. Ảnh minh họa. 
 

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên (Phụ trách Trung tâm Chống độc, bệnh viện Bạch Mai), mỗi mùa có một loại ngộ độc đặc thù. Năm nào cũng thế, ngộ độc rượu cấp tính sẽ tăng nhiều vào dịp trước và sau Tết. Thời gian này cũng có ngộ độc thực phẩm cấp tính nhưng không nhiều như ngộ độc rượu.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên cũng cho biết thêm: “Từ Tết dương lịch đến nay, số ngộ độc rượu tăng đột biến so với các thời điểm trước. Ngày nào cũng có 2-3 bệnh nhân ngộ độc rượu nhập viện”.

Tính nhanh trong 5 ngày, ở Trung tâm Chống độc đã có 4 trường hợp tử vong vì ngộ độc quá trầm trọng, trong đó có 3 người ngộ độc vì lượng cồn công nghiệp methanol trong máu cao hơn 120 mg/dL, trong khi đó, ở ngưỡng 20mg/dL trong máu, methanol đã có khả năng gây độc, đe dọa tổn thương thần kinh ở người.

Cả 4 người bị ngộ độc được nhắc đến ở trên đều là nam giới trong độ tuổi 40 – 50 và uống rượu tại cùng một khu vực. Họ nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, ngừng tim, tụt huyết áp, tổn thương não, tổn thương thận...

Trường hợp mới nhất là một người đàn ông 42 tuổi bị ngộ độc methanol, do uống phải rượu không rõ nguồn gốc, báo VTV đưa tin.
Theo Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), bệnh nhân nói trên nhập viện trong tình trạng nguy kịch, hôn mê sâu, đồng tử giãn và không còn cơ hội sống sót. Vì vậy, gia đình bệnh nhân đã chủ động xin về.

 

Các bác sĩ cảnh báo, rượu chứa cồn công nghiệp thường có đặc điểm giống rượu gạo truyền thống nên rất khó nhận biết. Người uống có thể chỉ có biểu hiện say như với rượu bình thường. 

Phải sau 12 tiếng, thậm chí một hoặc hai ngày sau, bệnh nhân mới bị mờ dần mắt, không tỉnh táo, hôn mê và khi đó đưa đi nhập viện thì đã quá muộn. Vì thế, người tiêu dùng cần có sự phân biệt rõ ràng và sử dụng rượu một cách có trách nhiệm để đảm bảo sức khỏe.

Nên đọc
Dã Qùy (Tổng hợp theo báo Vietq, VTV)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo