Kỳ 1: Miếng bánh vẽ và ý đồ thâu tóm Công ty từ ngày đầu hợp tác của Trường Hải?
LTS: Ông "nông dân" đã góp lô "đất vàng" cùng với tiền của mình để hợp tác cùng Tập đoàn ô tô Trường Hải mở công ty kinh doanh về ô tô. Nhưng khi vừa "đặt chân" trên lô "đất vàng" của ông "nông dân" thì ngay lập tức “vị tướng” của Ô tô Trường Hải là CT HĐQT kiêm TGĐ Trần Bá Dương đã "điều” người cùa mình xuống thâu tóm công ty hợp tác với ông "nông dân" và cũng từ đây ông "nông dân" chỉ là "bù nhìn" và "tiền mất tật mang" còn Trường Hải thì tung hoành, từ bán xe ô tô tại công ty chung vốn với ông "nông dân" nhưng lợi nhuận thì "chui" vào chi nhánh khác của Trường Hải tại Đà Nẵng. Khi ông "nông dân" làm to chuyện thì có những công văn giấy tờ "lạ" của cơ quan chức năng xuất hiện, thậm chí cơ quan chức năng còn bị Trường Hải lợi dụng mượn danh để moi tiền của ông "nông dân". Doanh nghiệp Việt Nam đã vào cuộc điều tra làm rõ vụ việc kéo dài 4 năm nay gây rúng động xứ Quảng, tốn nhiều giấy mực của các cơ quan truyền thông nhưng vụ việc thì vẫn "dậm chân tại chỗ".
Kỳ 1: Miếng bánh vẽ và ý đồ thâu tóm Công ty từ những ngày đầu hợp tác của Trường Hải?
Sau khi thỏa thuận bên góp "đất vàng" bên góp ô tô cộng với số tiền xây dựng Showroom thì ông "nông dân" chỉ là "bù nhìn" vì trên cương vị CTHĐQT nhưng không biết công ty của mình mua gì, bán gì với ai và cho ai, bởi ông CTHĐQT kiêm TGĐ ô tô Trường Hải Trần Bá Dương đã "cài" cán bộ chủ chốt là những người của Trường Hải xuống điều hành, như giám đốc công ty của ông "nông dân" Mai Phước Nghê cũng "kiêm" giám đốc một công ty con của Trường Hải, cho nên dù ai ký mua bán với nhau thì cũng đều đem lại lợi ích cho Trường Hải , mặc dù đó là lợi ích chính đáng của mình nhưng cũng không đến lượt ông "nông dân" dòm ngó.
Miếng "bánh vẽ" ngọt ngào của "lão làng" Trần Bá Dương
Năm 2005, ông "nông dân" Hồ Đắc Tuấn, trú quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng có miếng "đất vàng" mà nhiều doanh nghiệp, tập đoàn "thèm muốn" để hoạt động kinh doanh, trong đó có Tập đoàn ô tô Trường Hải. Là một "lão làng" trong giới kinh doanh nên ông Trần Bá Dương, lúc đó là Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Ô tô Trường Hải đã không bỏ lỡ cơ hội là có được "đất vàng". Ngay sau đó ông Trần Bá Dương đã trân trọng mời ông "nông dân" Hồ Đắc Tuấn vào trụ sở của công ty Ô tô Trường Hải tại Chu Lai để bàn bạc thoả thuận cho ông Tuấn làm đại lý cấp một đầu tư độc lập.
Ngay sau đó là những miếng bãnh vẽ được ông Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Ô tô Trường Hải Trần Bá Dương vẽ ra khiến ông "nông dân" Hồ Đắc Tuấn lúc đó đang quản lý một công ty tư nhân kinh doanh cỏn con không khỏi mất ăn mất ngủ vì sung sướng với miếng bánh quá "ngọt ngào" của "lão làng" Trần Bá Dương.
Miếng bánh khiến ông "nông dân" mất ăn mất ngủ được ông Trần Bá Dương đưa ra và ký nhưng không đóng dấu vào ngày 15/6/2005 như: Công ty CP Ô tô Trường Hải (TAC) đồng ý cho Công ty Thương mại Khánh Linh (công ty do ông "nông dân" làm chủ) được làm đại lý cấp một, đầu tư độc lập. Ngoài ra TAC cho ông "nông dân" mượn 50% kinh phí xây dựng Showroom và sẽ thu hồi dần sau khi kinh doanh có lợi nhuận (không tính lãi). Khi Showroom được xây dựng xong, TAC cam kết sẽ đưa vào hoạt động ngay nếu chậm trễ TAC phải đền bù tiền thuê đất và lãi của 50% kinh phí xây dựng cho công ty Khánh Linh (thời gian được tính ngay sau khi Showroom đã xây dựng xong cho đến lúc Showroom được đưa vào hoạt động). Công ty TAC hỗ trợ đào tạo nhân lực miễn phí cho Công ty TNHH Thương mại Khánh Linh.
Sau khi miếng "bánh vẽ" ngọt được vẽ ra và "đất vàng" đã gần là của mình để phục vụ cho kinh doanh, "lão làng" Trần Bá Dương bắt đầu chuyển hướng từ đồng ý cho công ty do ông "nông dân" làm chủ được làm đại lý cấp một, đầu tư độc lập, rồi cho ông "nông dân" mượn 50% kinh phí xây dựng Showroom... sang thành lập một công ty mới với hình thức là ông "nông dân" góp đất, "lão làng" góp xe, ngoài ra mỗi bên góp 50% tiền xây dựng Showroom là 9 tỷ VN đồng và đương nhiên lời lãi chia đôi. Ông "nông dân" thấy đất thì mình có rồi, chỉ góp thêm 50% vốn (4,5 tỷ) nên đã nhất chí lên cơ quan chức năng làm thủ tục bỏ tên công ty TNHH Khánh Linh đang "làm chủ" lô "đất vàng" sang thành lập công ty mới chung với "lão làng" Trần Bá Dương mang tên Công ty TNHH TM và dịch vụ ô tô Vạn Kim và "lão làng" đã "ban" cho ông "nông dân" là người đại diện trước pháp luật của công ty chung mang tên Vạn Kim chức vụ Chủ tịch HĐTV, kiêm giám đốc. Nhưng con dấu của công ty thì ông "nông dân" nhiều chức lại không được phép nắm giữ mà ông "lão làng" Trần Bá Dương lại quản lý.
Ai là người thâu tóm công ty của ông “nông dân”?
Sau thời gian gần một năm xây dựng Showroom Công ty Vạn Kim trên "đất vàng", thì đến cuối tháng 6/2009 "lão làng" Trần Bá Dương đề nghị với ông "nông dân" Hồ Đắc Tuấn đổi tên công ty từ Vạn Kim thành công ty Thaco – kia Đà Nẵng và nên có một giám đốc để quản lý công ty, nhưng ông "nông dân" đâu biết rằng những âm mưu tính toán về nhân sự đã được "lão làng" chuẩn bị trước như ông Mai Phước Nghê hiện là giám đốc công ty TNHH MTV Vận tải giao nhận phân phối ô tô Chu Lai Trường Hải được "lão làng" điều xuống làm giám đốc, còn kế toán trưởng là bà Nga cũng là cán bộ của Trường Hải đưa xuống để thâu tóm công ty Thaco – Kia Đà Nẵng. Nhân sự đã "ổn" từ giám đốc xuống kế toán trưởng là "người nhà", ngày 15/10/2009, "lão làng" Trần Bá Dương đã hân hoan khai trương Showroom đưa vào kinh doanh.
Những hợp đồng "chui" để thâu tóm công ty?
Khi đó, “lão làng" Trần Bá Dương đã dùng tầng một của Showroom công ty Thaco – Kia Đà Nẵng sử dụng kinh doanh xe du lịch, nhưng không quên lợi dụng tầng hai để đặt trụ sở công ty TNHH MTV Vận tải giao nhận phân phối ô tô Chu Lai Trường Hải, mặc dù chẳng liên quan gì ở đây nhưng là để không mất tiền thuê trụ sở khác cho công ty này, sự sắp đặt quá tinh vi và xảo quyệt của "lão làng" Trần Bá Dương ở điểm nữa là ông Mai Phước Nghê đang là Giám đốc thuê cho công ty Thaco – Kia Đà Nẵng nhưng cũng là giám đốc công ty TNHH MTV Vận tải giao nhận phân phối ô tô Chu Lai Trường Hải, hai công ty có pháp lý, chức năng, con dấu khác nhau nhưng được "lão làng" Trần Bá Dương "ban" cho một người đảm nhiệm để dễ thâu tóm công ty chung nhau với ông "nông dân" Hồ Đắc Tuấn.
Chính sự quá tinh vi và xảo quyệt của "lão làng" Trần Bá Dương cho dù ai mua, ai bán thì tiền vẫn vào túi "lão làng", điều đó được minh cụ thể như biên bản đối chiếu công nợ ngày 31/11/2011 ông Mai Phước Nghê lúc đó đang là người đại diện phát luật (Giám đốc) của Kia - Đà Nẵng, nhưng lại "nhảy cóc" sang với chức vụ Tổng giám đốc công ty TNHH MTV Vận tải giao nhận phân phối ô tô Chu Lai Trường Hải ký và đóng dấu bản đối chiếu công nợ cho công ty Kia - Đà Nẵng do chính mình là giám đốc? Không chỉ vậy, việc mua bán, các công văn giấy tờ từ trước đó giữa Kia - Đà Nẵng với Ô tô Trường Hải đều do ông Nghê ký và đóng dấu. Có thể thấy ông Mai Phước Nghê dù là người đại diện pháp luật cho công ty nào đi chăng nữa thì đều là của Công ty Ô tô Trường Hải định đoạt.
Còn tiếp...
Không có chức năng vẫn ký hợp đồng "chui" để thâu tóm công ty? Sau thời gian gần một năm xây dựng Showroom Trường Hải đã ký kết các hợp đồng xây dựng "chui" với các công ty xây dựng Showroom như ngày 28/2/2009 hay trong hợp đồng của Khối đầu tư địa ốc và quản lý dự án ngày 17/3/2009; hợp đồng xây lắp ngày 20/4/2009; hợp đồng về các phụ lục hợp đồng ngày 29/5/2009 và ngày 10/6/2009 giữa Kia - Đà Nẵng với các đối tác trên. Nhưng điều muốn nói ở đây ai là người ký và đóng dấu những hợp đồng này? Bởi trong lúc đó ông Tuấn vẫn đang trên cương vị CTHĐQT, kiêm giám đốc công ty, lẽ ra ông Tuấn phải là người ký những hợp đồng này, nhưng ông Tuấn không biết việc này và cũng không đặt bút ký? Còn con dấu và giấy tờ của công ty Kia - Đà Nẵng khi đó do ông Trần Bá Dương, TGĐ Ô tô Trường Hải nắm giữ?. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo