"Made in Thụy Sĩ" nghĩa là "giá đắt hơn nhiều"!
Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ vừa đưa ra quyết định "gây sốc" sau khi tuyên bố bỏ mức trần tỷ giá vốn được áp dụng từ 3 năm nay. Tuy nhiên nó cũng có nghĩa là hàng hóa xuất xứ ở đây sẽ đắt hơn nhiều.
Theo Reuters, những mặt hàng có xuất xứ từ quốc gia này, "Made in Thụy Sĩ", nổi tiếng thế giới về chất lượng, độ chính xác cũng như độ tin cậy. Tuy nhiên sau động thái gây sốc của Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ (SNB) khi tuyên bố bỏ mức trần tỷ giá vốn được áp dụng từ 3 năm nay, nó đã truyền tải một thông điệp kém hấp dẫn hơn: Xuất xứ đắt hơn.
Quyết định của Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ, sau ba năm giữ giá trị của đồng franc, đã khiến nhiều công ty quy mô nhỏ đến trung bình bất bình khi những doanh nghiệp này phải đối mặt với doanh thu thấp hơn từ xuất khẩu.
Không giống như các công ty đa quốc lớn có trụ sở tại Việt Nam, các công ty nhỏ hơn có xu hướng tạo ra một tỷ lệ cao hơn hàng hóa của họ ở Thụy Sĩ, có nghĩa là họ thiếu sự lây lan của các chi phí bằng ngoại tệ khác. Điều này có thể giảm thiểu sự đột biến của franc.
Nhiều công ty sẽ phải đối mặt với việc giảm chi phí và giá cả để cạnh tranh và cũng là để giữ chân những khách hàng tiềm năng.
"Chúng tôi tin tưởng rằng ngài sẽ có một kế hoạch đủ mạnh để có thể giúp tất cả chúng tôi trong thời gian dài," Edouard Meylan, giám đốc điều hành của thợ đồng hồ H. Moser & Cie đã viết trong một bức thư gửi cho Thống đốc SNB Thomas Jordan. Ông cũng cho biết, sau quyết định gây sốc của SNB, ông đã nhận được hàng loạt những cuộc gọi hủy bỏ đơn đặt hàng từ các nhà bán lẻ.
Các công ty vừa và nhỏ chiếm 1/5 tổng lượng xuất khẩu của Thụy Sĩ vào năm 2012, theo một cuộc khảo sát do Credit Suisse. Theo ước tính, số doanh nghiệp này đã tạo ra 2,3 triệu việc làm cho 8 triệu dân của Thụy Sĩ.
Điều này có nghĩa là bất cứ hậu quả nào liên quan đến sức mạnh của đồng franc đều có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế.
Các hãng sản xuất đồng hồ có lẽ sẽ là những người chịu tổn thất nặng nề nhất sau quyết định của SNB vì theo luật mới được thông qua bởi quốc hội vào năm 2013, ít nhất 60% giá trị sản phẩm công nghiệp bao gồm đồng hồ, đã được sản xuất tại Thụy Sĩ, đều gắn nhãn mác "Swiss Made" mà không ít người thèm muốn.
Nicholas Ebisch, nhà phân tích tiền tệ tại Caxton FX, cho biết các sản phẩm của các công ty Thụy Sĩ giờ đây đã đắt hơn từ 10-40% so với hồi đầu tuần sau động thái của SNB.
Theo Kinh doanh và Pháp luật
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo