Quốc tế

“Mỹ có hơn 800 căn cứ quân sự ở khắp các châu lục”

Nguy cơ về một cuộc xung đột hạt nhân đang gia tăng vì hiện diện quân sự của Mỹ trên bán đảo Triều Tiên, ông Antonio Barreto Chủ tịch Trung tâm Brazil Đoàn kết với các dân tộc và đấu tranh vì hòa bình (Cebrapaz) cho biết.

Đại diện của khoảng 30 quốc gia đã gặp nhau tại Guantanamo, Cuba để tham gia  Hội thảo lần thứ 5 vì Hòa bình và Đóng cửa các căn cứ quân sự nước ngoài. Như tên gọi của cuộc gặp này cho thấy, các thành viên tham gia biểu thị sự ủng hộ việc rút quân đội nước ngoài ra khỏi các lãnh thổ có chủ quyền, và trong trường hợp với Cuba, cần trả lại tỉnh Guantanamo mà Mỹ hiện chiếm đóng.

“Mỹ có hơn 800 căn cứ quân sự ở khắp các châu lục”

"Chúng tôi, các chiến sĩ đấu tranh vì hòa bình, kêu gọi đóng cả các căn cứ quân sự của nước ngoài. Chiến dịch quy mô lớn cần thiết chính vào lúc này, khi chúng ta đang trước ngưỡng một cuộc xung đột quân sự lớn với khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.  Ở đó đang hiện diện các tàu chiến, tàu ngầm hạt nhân và binh sĩ Mỹ, đe dọa Trung Quốc, đe dọa tất cả các dân tộc trong khu vực, đe dọa nền hòa bình của thế giới", ông Barreto cảnh báo.

Theo ý kiến ​​của ông, Hội thảo cần thu hút mọi người chú ý tới những hiểm họa xuất phát từ những căn cứ quân sự ở nước ngoài. Các nhà hoạt động cho rằng Mỹ là ví dụ nổi bật nhất nhất về  chính sách can thiệp: Mỹ đã đổ nhiều tiền của  để hiện diện quân sự ở các quốc gia khác.

"Những căn cứ này là mối đe dọa đối với toàn thể nhân loại, và do Mỹ thúc đẩy. Hiện nay, Mỹ có hơn 800 căn cứ quân sự ở tất cả các châu lục. Chính phủ Donald Trump không tìm cách giảm số lượng căn cứ, mà trái lại, đang xây dựng thêm, như thể hiện rõ ở Argentina, Colombia và những nước khác, trước hết là ở châu Mỹ Latinh", ông Barreto lưu ý.

Hội thảo kết thúc vào ngày 6/5 bằng cuộc thảo luận về chiến dịch phản chiến toàn cầu. Trong số các đề xuất có việc đặt 28 tháng Hai là Ngày quốc tế Đóng cửa căn cứ quân sự nước ngoài. Ngày này đóng vai trò như điểm mốc tổng kết các hoạt động tiến hành theo hướng này.

"Đấu tranh đòi đóng cửa căn cứ quân sự trên toàn thế giới là cuộc đấu tranh vì  hòa bình trên hành tinh", nhân vật yêu chuộng hòa bình của Brazil nhấn mạnh và nói thêm rằng trong các cuộc gặp tại Guantanamo — trụ sở của sự kiện ngay từ ngày hội thảo đầu tiên  đã có sự tham gia của "mọi người từ 36 nước và các tổ chức từ khắp thế giới".

 

Nên đọc
theo Sputnik
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo