Quốc tế

“Ngày tử thần” của doanh nghiệp tại Trung Quốc

Trung Quốc đã phạt P&G gần 1 triệu USD vì quảng cáo gian dối đối với sản phẩm kem đánh răng Crest tại Trung Quốc, mức cao kỷ lục trong ngành, Nhật báo phố Wall đưa tin.

 Mẩu quảng cáo của P&G chiếu cảnh một người nổi tiếng cam kết răng sẽ “trắng trong vòng một ngày” sử dụng loại kem đánh Crest. Ảnh: CCTV

 

Trong tuần, chính quyền Trung Quốc tiết lộ đã phạt gã khổng lồ hàng tiêu dùng Procter & Gamble 6,03 triệu nhân dân tệ, tương đương gần 1 triệu USD, vì quảng cáo gian dối đối với sản phẩm kem đánh răng Crest tại Trung Quốc.

Mẩu quảng cáo của P&G chiếu cảnh một người nổi tiếng cam kết răng sẽ “trắng trong vòng một ngày” sử dụng loại kem đánh Crest, nhưng thực chất hàm răng trắng của cô là kết quả của Photoshop, không phải nhờ sản phẩm.
 
Đây là mức phạt cao kỷ lục đối với sản phẩm kem đánh răng tại Trung Quốc, Tân Hoa Xã ghi nhận.
 
Án phạt này của P&G được thông báo trong giai đoạn truyền thông và cơ quan chức năng đang tăng cường rà soát các công ty nội địa và nước ngoài tại Trung Quốc, theo tinh thần của “Ngày vì quyền lợi người tiêu dùng toàn cầu” được báo chí nước này tự đặt ra.
 
Hàng năm vào ngày 15/3, đài truyền hình trung ương Trung Quốc - China Central Television – phát đi một chương trình kéo dài 2 tiếng trong khung giờ vàng. Trong đó có các tiết mục ca múa nhạc ca ngợi quyền lợi người tiêu dùng tại quốc gia đang phát triển rực rỡ.
 
Chương trình có tỷ suất người xem cao, nhưng lại khiến các công ty e ngại, nhất là những ông lớn trong ngành – mục tiêu thường xuyên của chương trình.
 
Năm 2013, sau khi CCTV phanh phui chính sách dịch vụ người dùng của Apple tại Trung Quốc có điểm khác biệt với các nước khác, CEO Tim Cook đã phải viết “tâm thư” xin lỗi.
 
“Chúng tôi nhận thức rằng sự thiếu liên lạc và giao tiếp đã dẫn đến những nhận định cho rằng Apple kiêu ngạo và không quan tâm hay chú trọng đến phản hồi của khách hàng”, Cook cho biết trong lá thư của mình.
 
“Chúng tôi bày tỏ sự xin lỗi chân thành của mình đến với các mối quan tâm và sự hiểu lầm này của người tiêu dùng Trung Quốc”.  
 
Năm 2012, CCTV đưa tin cửa hàng McDonald's tại Bắc Kinh bán cánh gà đã rời khay làm ấm được 1h24’, trong khi theo quy định, cứ sau 30 phút, gà phải được đem vào làm nóng lại.
 
Đài truyền hình cũng đưa tin nhân viên chi nhánh nấu và bán thịt bò đã rơi xuống nền nhà, nhưng không kèm theo bằng chứng.
 
Chuỗi bán lẻ Carrefour của Pháp cũng phải lên tiếng xin lỗi sau khi bị báo cáo đánh tên sản phẩm sai.
 
Năm 2011, 3 nhà sản xuất Hyundai Motor, Kia Motors và Great Wall Motor bị đưa vào tầm ngắm. CCTV cáo buộc các công ty trộn cao su tái chế vượt tỷ lệ cho phép để sản xuất lốp xe, làm giảm chất lượng sản phẩm, gây nguy hiểm tiềm tàng cho người dùng.
 
Hewlett-Packard cũng từng phải đăng đàn xin lỗi vì bị chương trình báo cáo sản xuất laptop bị lỗi.
 
Bizlive
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo