“Vốn đầu tư bị hạn chế”
Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (GSTCQG), một trong những khó khăn của nền kinh tế là khả năng đảm bảo vốn đầu tư để duy trì tốc độ tăng trưởng trong năm tới cũng như các năm tiếp theo.
Đánh giá kinh tế trong nước, Ủy ban GSTCQG cho rằng ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì khá vững chắc, tăng trưởng kinh tế tiếp tục đà phục hồi và diễn ra đều ở các ngành và khu vực kinh tế. Tình hình sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp cũng chuyển biến tích cực trên nhiều mặt.
Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn không ít khó khăn nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như khả năng đảm bảo vốn đầu tư để duy trì tốc độ tăng trưởng trong năm tới cũng như các năm tiếp theo.
Cũng theo Ủy ban GSTCQG, mặc dù đã có chuyển biến tích cực trong 6 tháng đầu năm 2014 song hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là khu vực DN vừa và nhỏ (SMEs). Hiệu quả kinh doanh của nhóm SMEs trong mẫu nghiên cứu liên tục suy giảm kể từ năm 2008. Trong tháng 10, nợ đọng thuế của doanh nghiệp tăng 12,9% so với 31-12-2015.
Ngoài ra, vốn đầu tư bị hạn chế. Đầu tư công bị hạn chế bởi giới hạn nợ công; áp lực trả nợ công từ ngân sách Nhà nước tăng. Ngoài ra nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với thu ngân sách tăng nhanh.
“Nếu không tính khoản vay về cho vay lại, nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với thu ngân sách Nhà nước đã tăng từ 6,8% năm 2010 lên 15,9% năm 2014” – theo Ủy ban GSTCQG.
Bên cạnh đó, đầu tư tư nhân cũng suy giảm khi tín dụng khó tăng cao. Lý do là tổng cầu thấp; doanh nghiệp còn khó khăn về năng lực tài chính; thị trường bất động sản phục hồi chậm ảnh hưởng đến giá trị tài sản thế chấp; mặt bằng lãi suất còn cao so với mức lạm phát kỳ vọng.
Trước tình hình đó, Ủy ban GSTCQG đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét cung cấp nguồn vốn với lãi suất thấp ưu đãi cho các tổ chức tín dụng nhằm tạo điều kiện giảm mặt bằng lãi suất cho vay.
Theo Hải quan
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo