1 lít xăng cõng tới 8.000 đồng thuế môi trường: Chính phủ nói gì?
Dự thảo Luật Thuế bảo vệ môi trường (sửa đổi) của Bộ Tài chính đang gây xôn dư luận với đề xuất tăng mức thuế bảo vệ môi trường trong mỗi lít xăng dầu lên từ 3.000-8.000 đồng/lít. Câu chuyện này một lần nữa lại "nóng" ở buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2017 diễn ra chiều 3/2.
Tại buổi họp báo, báo chí đặt vấn đề rằng, đề xuất của Bộ Tài chính tăng mức thuế bảo vệ môi trường trong mỗi lít xăng dầu lên từ 3.000 - 8.000 đồng/lít trong dự thảo Luật Thuế bảo vệ môi trường (sửa đổi) nếu được thông qua sẽ gây tác động mạnh đến thị trường, khiến xăng dầu có thể sẽ có đợt tăng giá mạnh kỷ lục, gây khó khăn thêm cho doanh nghiệp và người dân.
"Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng mức thuế này cao hơn nhiều so với khung thuế hiện hành và việc tăng thuế cao như vậy chưa chắc đã giúp môi trường sạch hơn, đặt câu hỏi về vấn đề minh bạch nguồn thu và nguồn chi sử dụng tiền thu được từ thuế bảo vệ môi trường. Xin Người phát ngôn Chính phủ cho biết quan điểm của Chính phủ về vấn đề này?", phóng viên báo chí đặt câu hỏi.
Trả lời vấn đề này, người phát ngôn Chính phủ, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, Luật Thuế bảo vệ môi trường (BVMT) hiện hành quy định khung mức thuế BVMT đối với xăng là từ 1.000-4.000 đồng và Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền quyết định cụ thể mức thuế trong từng thời kỳ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và chính sách về BVMT của Nhà nước (hiện nay Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định mức thuế BVMT đối với xăng là 3.000 đồng/lít).
Theo người phát ngôn Chính phủ, việc Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh khung mức thuế BVMT đối với xăng là từ 3.000 - 8.000 đồng/lít mới đang trong quá trình soạn thảo xin ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp và người dân, chưa trình Chính phủ xem xét, thảo luận vấn đề này.
Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì khi trình dự thảo Luật Thuế BVMT (sửa đổi), Bộ Tài chính phải hoàn thiện trên cơ sở tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân; đánh giá toàn diện các tác động tích cực, tiêu cực của chính sách đến kinh tế - xã hội trong trước mắt và lâu dài… để báo cáo Chính phủ xem xét, thảo luận trước khi trình Quốc hội quyết định.
"Việc sử dụng nguồn thu từ thuế BVMT nói chung và thuế BVMT đối với xăng nói riêng được thực hiện công khai, minh bạch theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và Luật Bảo vệ môi trường", ông Dũng khẳng định.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển
Mắc một loạt sai phạm, Chứng khoán SmartInvest AAS bị phạt gần 1,4 tỷ đồng
Quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD