10 mẫu xe diesel tốt nhất nhưng... ít người biết trên thị trường
Lịch sử dòng động cơ diesel tại Mỹ khá ngắn gọn và đơn giản. Khởi đầu thuận lợi vào thập niên 70 của thế kỷ trước khi người tiêu dùng bắt đầu tìm kiếm một dòng xe mới với hiệu suất nhiên liệu tốt hơn nhưng sau đó diesel lại mất điểm trong lòng khách hàng vì chất lượng tồi tệ của xe diesel mà họ sản xuất. Sau đó, dòng động cơ này lại được hồi sinh với bản TDI của Volkswagen cùng slogan "diesel sạch" để rồi lại một lần nữa khiến người tiêu dùng thất vọng khi phát hiện ra rằng chúng không "sạch" tới vậy.
Trong khi đó tại châu Âu, diesel đã luôn là lựa chọn hàng đầu trong nhiều thập kỷ của người mua xe. Danh sách 10 mẫu xe diesel nổi bật mà ít người biết đến dưới đây sẽ cho cái nhìn bao quát, đa chiều hơn về chỗ đứng thực sự của động cơ diesel tại châu Âu.
1. Audi 100 TDI
Vào những năm 1980, động cơ diesel bị lép vế trước động cơ xăng do thua kém về khả năng tiết kiệm nhiên liệu cũng như thiếu hiệu quả hơn khi sử dụng hằng ngày. Điều này chỉ thay đổi sau khi tập đoàn Volkswagen quyết định đầu tư vào động cơ diesel và cho ra mắt động cơ tăng áp cùng công nghệ phun nhiên liệu trực tiếp (TDI). Sau 10 năm nghiên cứu, Audi đã trình làng chiếc 100 TDI ra mắt thị trường vào năm 1990 và chứng minh rằng động cơ diesel vẫn hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu của người tiêu dùng.
2. Audi Q7 V12 TDI
Phiên bản V12 mà Audi mang lên Q7 có công suất 493 mã lực và mô-men xoắn cực đại đạt 1000 Nm, vượt trội so với những động cơ diesel khác lúc bấy giờ. Audi cho biết mẫu Q7 trang bị động cơ này có thể tăng tốc từ 0 lên 100 km/h chỉ trong 5,5 giây, tốc độ tối đa được giới hạn điện tử dừng ở mức 248 km/h dù về mặt lý thuyết vẫn có thể nhanh hơn. Mặc dù phiên bản Q7 V12 không được phân phối tại Mỹ nhưng Audi đã cũng đã dành tặng phiên bản Q7 thế hệ đầu tiên trang bị động cơ V6 TDI 3.0L cho thị trường này.
Audi cũng đã từng có ý định đưa động cơ diesel lên siêu xe R8 vào năm 2008 nhưng kế hoạch này cuối cùng đã bị hủy bỏ.
3. BMW 524td
Năm 1983, BMW trình làng động cơ diesel đầu tiên của hãng, qua đó khơi mào cuộc chiến diesel khiến công chúng không khỏi ngạc nhiên. Với thiết kế 6 xy-lanh thẳng hàng dung tích 2.4L, điểm gây ấn tượng với khách hàng không phải công suất xe (114 mã lực) mà là mức mô-men xoắn cực đại 210 Nm cùng sự trơn tru trong vận hành. Chiếc 524td sau đó được giới thiệu tới thị trường Mỹ và thậm chí động cơ này còn được đưa vào chiếc Lincoln Continental sedan và Mark VII coupe thông qua một hợp đồng do nhà lãnh đạo Ford kỳ cựu Bob Lutz khởi xướng.
4. BMW M550d xDrive
Ở thế hệ trước, M550d được trang bị động cơ diesel V8 đi cùng ba bộ tăng áp cho tổng công suất 376 mã lực. Phiên bản M550d xDrive 2018 sau này chuyển sang động cơ I-6 dung tích 3.0L kết hợp với bốn bộ tăng áp biến chiếc M550d 2018 thành chiếc xe 6 xy-lanh máy dầu mạnh nhất thế giới với các thông số 400 mã lực và mô-men xoắn 760 Nm. BMW nói rằng họ bổ sung thêm 2 bộ tăng áp với áp suất thấp để thay thế bộ tăng áp thứ ba có kích cỡ lớn trên phiên bản cũ hoạt động cùng 2 bộ tăng áp với áp suất cao, trong đó một bộ sẽ khởi động khi số vòng tua máy vượt quá 2.500 vòng/phút.
5. Mercedes-Benz 300SD
Đại đa số người tiêu dùng Mỹ không quan tâm lắm đến động cơ diesel cho tới cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 của thế kỷ trước - thời điểm người tiêu dùng gần như "phát điên" bởi dòng động cơ này. Sự chuyển biến này phần lớn đến từ danh tiếng của dòng động cơ diesel tăng áp thuộc Mercedes-Benz. Từ năm 1978 đến năm 1987, dòng xe S-Class sử dụng động cơ diesel đã mang đến doanh thu vượt ngoài dự kiến cho thương hiệu Đức. Bên cạnh đó tại thị trường châu Âu, doanh thu đến từ những chiếc xe hạng sang dùng động cơ diesel hoàn toàn lép vế so với thị trường Mỹ cho đến tận những năm 1990.
6. Mercedes-Benz C30 CDI AMG
C30 CDI AMG là chiếc AMG đầu tiên và duy nhất sử dụng động cơ diesel. Với động cơ 5 xy-lanh dung tích 3.0L, C30 CDI AMG sở hữu công suất 228 mã lực và mo-men xoắn cực đại 540Nm. Động cơ này dựa trên động cơ diesel 2.7L của Mercedes-Benz và được tối ưu hóa để vận hành một cách tốt nhất. Mặc dù nhận nhiều ý kiến trái chiều, không thể phủ nhận đây là một trong những động cơ đáng chú ý mà Mercedes-Benz từng sản xuất.
7. Subaru Forester 2.0D
Động cơ boxer 2.0L diesel trên Subaru Forester không phải là loại động cơ diesel hiệu quả nhất, nhưng đây là động cơ diesel ít gây tiếng ồn nhất với công suất cực đại đạt 148 mã lực.
8. Toyota Land Cruiser 70
Chiếc Toyota Land Cruiser 70 sử hữu động cơ diesel lâu đời nhất vẫn được sản xuất đến tận ngày nay. Với công suất 129 mã lực và mo-men xoắn cực đại 285Nm, động cơ này không mang đến tốc độ mà sẽ là sự bền bỉ, cảm giác an tâm mỗi khi bạn cầm lái.
9. Volkswagen Phaeton V10 TDI
Phaeton V10 TDI ra đời theo kế hoạch tấn công vào phân khúc hạng sang của Volkswagen. Chiếc V10 TDI sở hữu động cơ diesel V10 4.9L tăng áp kép với 10 bơm nhỏ áp suất cao gắn liền với mỗi bơm nhiên liệu cho công suất 309 mã lực, tốc độ tối đa 248 km/h. Thậm chí, từ 2004 động cơ này được mang lên chiếc SUV Touareg.
10. Volkswagen XL1
XL1 là một chiếc hybrid kết hợp giữa động cơ điện và động cơ diesel TDIl cho ra công suất gần 800 mã lực, chiếc xe được kì vọng là sẽ đạt được mực tiêu hao nhiên liệu khoảng 4.5L/417.6 km. Tưởng chừng người hâm mộ sẽ có được một chiếc xe tuyệt vời nhưng kế hoạch thất bại, VW đang mang lên chiếc XL1 động cơ của chiếc Ducati 1199 Panigale, và chắc chắn, đó không phải là động cơ diesel.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh