Thị trường

10 quốc gia có mức xếp hạng tín dụng thấp nhất

Hãng xếp hạng tín dụng S&P vừa đưa ra đánh giá xếp hạng tín dụng của các quốc gia. Tạp chí The Rich giới thiệu 10 quốc gia có mức xếp hạng thấp nhất năm 2013.
  • <p style="text-align: justify;"><strong> <span style="font-size: 12px;">10. Honduras</span></strong></p>  <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: 12px;">Dân số: 7,9 triệu người</span></p>  <p style="text-align: justify;">Xếp hạng tín dụng: B</p>  <p style="text-align: justify;">Một trong những nguyên nhân chính khiến Honduras bị hạ mức xếp hạng tín dụng xuống B là do nguồn ngân sách ngày càng eo hẹp và gánh nặng nợ công tăng lên.</p>  <p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó chi tiêu chính phủ tăng cao và tự do tài khóa vẫn còn nhiều hạn chế cũng là những vấn đề cần giải quyết của Honduras. Với danh mục đầu tư toàn cầu hạn chế, Honduras vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất Trung Mỹ.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong> <span style="font-size: 12px;">9. Belize</span></strong></p>  <p style="text-align: justify;">Dân số: 324,060 người</p>  <p style="text-align: justify;">Xếp hạng tín dụng: B-</p>  <p style="text-align: justify;">Xếp hạng tín dụng yếu kém của Belize là do quốc gia này bị vỡ nợ nhiều lần. Theo các nhà phân tích, Belize rất khó để thay đổi tình hình tài khóa hiện nay trong bối cảnh nợ công chiếm gần 70% GDP và những nỗ lực cải cách tài chính đều thất bại.</p>  <p style="text-align: justify;">Theo heritage.org, một website đánh giá mức độ tự do kinh tế của các quốc gia, Belize xếp thứ 102 trong bảng xếp hạng, phần lớn là do thất bại trong các cải cách kinh tế và thể chế yếu kém.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong> <span style="font-size: 12px;">8. Jamaica</span></strong></p>  <p style="text-align: justify;">Dân số: 2,7 triệu người</p>  <p style="text-align: justify;">Xếp hạng tín dụng: B-</p>  <p style="text-align: justify;">Jamaica gặp phải một số về kinh tế như chi tiêu chính phủ cao và thâm hụt tài chính chiếm tới 140% GDP. GDP của Jamaica chỉ đạt 24,8 tỷ USD, tăng trưởng kinh tế yếu kém 1,5%/năm, và tỷ lệ thất nghiệp cao lên tới 13%.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong> <span style="font-size: 12px;">7. Cộng hòa Liban</span></strong></p>  <p style="text-align: justify;">Dân số: 4,4 triệu người</p>  <p style="text-align: justify;">Xếp hạng tín dụng: B-</p>  <p style="text-align: justify;">Sự kém hiệu quả trong các chính sách kinh tế vĩ mô là nguyên nhân chính khiến xếp hạng tín dụng của Liban chỉ ở mức B-. Bên cạnh đó, tự do kinh doanh và quyền sở hữu tài sản không được đáp ứng đầy đủ đã ngăn cản tăng trưởng kinh tế của quốc gia Trung Đông này.</p>  <p style="text-align: justify;">Tăng trưởng GDP phần lớn phụ thuộc vào ngành ngân hàng và công nghiệp nặng.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong> <span style="font-size: 12px;">6. Belarus</span></strong></p>  <p style="text-align: justify;">Dân số: 9,4 triệu người</p>  <p style="text-align: justify;">Xếp hạng tín dụng: B-</p>  <p style="text-align: justify;">Mặc dù à một quốc gia không giáp biển ở Đông Âu, Belarus vẫn được S&P tăng mức xếp hạng tín dụng từ lên B- vào tháng 5/2012. Belarus đã thành công trong việc “ổn định nền kinh tế và cải thiện tính thanh khoản”.</p>  <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, Belarus vẫn phải giải quyết các vấn đề liên quan tới chi tiêu chính phủ và tự do hóa kinh tế.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong> <span style="font-size: 12px;">5. Hy Lạp</span></strong></p>  <p style="text-align: justify;">Dân số: 11,2 triệu người</p>  <p style="text-align: justify;">Xếp hạng tín dụng: B-</p>  <p style="text-align: justify;">Ngân sách quốc gia là vấn đề lớn nhất của Hy Lạp hiên nay. Năm 2009, Hy Lạp trải qua trải qua thời kỳ khủng hoảng tài chính trầm trọng và phải nhờ tới gói cứu trợ 327 tỷ USD của Eurozone.</p>  <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, Chính phủ Hy Lạp vẫn đặt mục tiêu trở lại các thị trường quốc tế vào năm 2014 khi nền kinh tế đang trên đà phục hồi.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong> <span style="font-size: 12px;">4. Ukraine</span></strong></p>  <p style="text-align: justify;">Dân số: 45,5 triệu người </p>  <p style="text-align: justify;">Xếp hạng tín dụng: B-</p>  <p style="text-align: justify;">Triển vọng kinh tế của Ukraina khá tiêu cực trong bối cảnh quan hệ căng thẳng với Nga, chủ nợ chính của Ukraina. </p>  <p style="text-align: justify;">Khai thác sắt và kim loại là hai ngành duy nhất tạo ra lợi nhuận cho Ukraina.</p>  <p style="text-align: justify;">Tham nhũng, tự do kinh doanh bị hạn chế, và thiếu hụt trầm trọng nguồn vốn hóa là những nguyên nhân khiến Ukraina không hấp dẫn được các nhà đầu tư.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong> <span style="font-size: 12px;">3. Ai Cập</span></strong></p>  <p style="text-align: justify;">Dân số: 80,7 triệu người</p>  <p style="text-align: justify;">Xếp hạng tín dụng: B-</p>  <p style="text-align: justify;">Nền chính trị bất ổn của Ai Cập chính là nguyên nhân khiến nước này bị hạ xếp hạng tín dụng. Những bất ổn trong quá trình cách mạng không mang lại sự bảo đảm cho các nhà đầu tư.</p>  <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, gần đây Ai Cập đã đưa ra nhiều chính sách để phục hồi kinh tế. Ngân hàng trung ương Ai Cập đã cắt giảm lãi suất. Bên cạnh đó, Ai Cập cũng mở cửa nền kinh kế cho đầu tư và thương mại toàn cầu để thúc đẩy GDP. Chính phủ nước này cũng thông báo sẽ chi hơn 4 tỷ USD để tạo thêm việc làm cho người dân.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong> <span style="font-size: 12px;">2. Pakistan </span></strong></p>  <p style="text-align: justify;">Dân số: 179,2 triệu người</p>  <p style="text-align: justify;">Xếp hạng tín dụng: B-</p>  <p style="text-align: justify;">Mặc dù có GDP khá lớn khoảng 488 tỷ USD, sự thiếu tự do kinh tế đã ngăn cản Pakistan gia nhập nền kinh tế toàn cầu. Mặc dù có thế mạnh trong rất nhiều ngành công nghiệp như ô tô, xi măng, công nghệ thông tin, may mặc, Pakistan vẫn không thể tăng xếp hạng tín dụng của mình.</p>  <p style="text-align: justify;">Những nhân tố như sự bất ổn chính trị, sự thụ động trong việc mở cửa thị trường ngăn cản sự năng động của nền kinh tế này.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong> <span style="font-size: 12px;">1. Argentina </span></strong></p>  <p style="text-align: justify;">Dân số: 41 triệu người</p>  <p style="text-align: justify;">Xếp hạng tín dụng: CCC+</p>  <p style="text-align: justify;">Là quốc gia lớn thứ hai của Nam Mỹ, Argentina có đánh giá tín dụng thấp nhất tính từ tháng 9/2013. Argentina không thể thanh toán được các khoản nợ được tái cơ cấu của mình.</p>  <p style="text-align: justify;">Khủng hoảng kinh tế của Argentina phần lớn là do chi tiêu chính phủ quá cao, cùng với việc can thiệp quá sâu của chính phủ vào thị trường, gây ra nhiều vấn đề về thể chế.</p>
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo