Châu Âu đang đối mặt với những thách thức kinh tế chưa từng có: Từ áp lực thương mại Mỹ, suy thoái năng suất đến khủng hoảng đổi mới, "lục địa già" có thể mất đi vị thế thịnh vượng vốn có.
Trong cả năm 2022 và đầu năm 2023, Nga đã thường xuyên ám chỉ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ lợi ích quốc gia - điều này khiến giới học giả phương Tây phải đau đầu phân tích ý đồ thực sự của Nga và vạch ra các kịch bản ứng phó.
Xung đột vũ trang tiếp tục giằng co ở Bakhmut. Ukraine một lần nữa thể hiện quyết tâm tử thủ tại thành phố này. Giới phân tích nhận định, trận chiến Bakhmut có thể quyết định cục diện tổng thể của xung đột giữa Nga và Ukraine.
Quân đội Nga có vẻ đang lựa chọn cơ cấu tổ chức cấp chiến thuật mới để đột phá phòng tuyến của Ukraine ở miền Đông, theo thông tin từ một bản hướng dẫn của Nga mà quân đội Ukraine tuyên bố thu giữ được mới đây.
Nếu Mỹ và NATO quyết định phản ứng lại sự thất thủ của Bakhmut bằng cách ủng hộ tấn công vào Crimea, điều đó nhiều khả năng sẽ làm xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine lan sang toàn Đông Âu.
Một số nguồn tin cho hay, tình báo Nga đã xâm nhập được vào cơ quan tình báo đối ngoại Đức (BND) - cơ quan được đánh giá cao trong cộng đồng tình báo phương Tây. Hiện Đức và các nước phương Tây đang lo ngại Nga đã nắm được một số thông tin tuyệt mật của họ.
Trước đối thủ Nga có lợi thế áp đảo về quân sự và công nghệ, Ukraine chủ trương phải dựa vào vũ khí công nghệ để đối phó. Thời gian qua, họ đã tập trung phát triển lực lượng UAV quân sự nhằm hy vọng xoay chuyển được cục diện chiến sự.
Mỹ và Anh đã đồng ý chuyển giao cho Ukraine về một số hệ thống tên lửa tầm trung, bất chấp những lời đe dọa và cảnh báo liên tục từ phía Nga về hậu quả của việc phương Tây tiếp tục cung cấp vũ khí cho Kiev.
Nước Anh không muốn chịu đựng thêm sự gia tăng ảnh hưởng của Liên Xô sau Thế chiến II và họ sẵn sàng khởi động ngay Thế chiến III từ năm 1945. Chỉ đến khi họ tỉnh táo tính đến quy mô và sức mạnh của Hồng quân thì Anh mới chịu từ bỏ ý định đè bẹp Liên Xô bằng vũ lực.
EU tuyên bố sẽ ủng hộ mạnh mẽ Ukraine về quân sự, kinh tế và ngoại giao nhưng những thực tế địa chính trị trong nước cũng như lợi ích quốc gia từng thành viên khiến liên minh này không thể “làm” như “nói”.
Nga đã tiến vào Đảo Rắn ngay trong ngày đầu tiên của chiến dịch ở Ukraine hồi cuối tháng 2. Câu hỏi được đặt ra là tại sao Nga lại tập trung nhiều nỗ lưc để kiểm soát hòn đảo này tới như vậy?
Nếu kịch bản Phần Lan gia nhập NATO thành hiện thực, quốc gia 6 triệu dân này sẽ vẽ lại bản đồ an ninh châu Âu theo cách chưa từng có và điều đó có thể là “cơn ác mộng tồi tệ nhất” của Tổng thống Putin.