Lễ nhảy lửa của người Dao đỏ ở Điện Biên mang truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc rất riêng. Theo truyền thống, lễ nhảy lửa được tổ chức từ ngày 1-5 tháng Giêng (âm lịch) với mong ước mang lại sự ấm áp, mừng vụ thu hoạch hoa màu vừa kết thúc, cầu thần linh phù hộ cho an khang, thịnh vượng cũng như xua đuổi tà ma, bệnh tật cho dân bản.
Tục giữ lửa ngày Tết có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt nói chung và của các đồng bào dân tộc nói chung. Tục giữ lửa mở đầu cho những điều tốt đẹp trongnăm mới, tạo niềm tin để họ lạc quan sang năm mới hăng hái làm ăn, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Vào ngày 7/2/2019 (tức mồng 3 Tết Kỷ Hợi), Lễ hội khèn hoa – không gian văn hóa Tây Bắc lần thứ 3 đã khai mạc với nhiều hoạt động vô cùng hấp dẫn. Lễ hội do UBND huyện Sa Pa và công ty Sun World Fansipan Leagend Sa Pa phối hợp tổ chức.
Người M’Nông xuất hiện sớm nhất ở Tây Nguyên đến nay còn bảo lưu được nhiều lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc. Kết thúc mùa trồng trỉa, người M’Nông bắt đầu tổ chức đón Tết.
Cũng như các dân tộc thiểu số bản địa khác ở Tây Nguyên, người Ê Đê có kho tàng văn hóa dân gian rất phong phú, đa dạng, luôn gắn bó mật thiết trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh qua các lễ hội, tập tục truyền thống.
Từ cuộc sống lao động và môi trường sống với những nét văn hóa đặc trưng, người Khơ Mú đã có những điệu múa điển hình như: Múa Cá lượn (Viêng ver guông), múa Ong eo (Tẹ Viêr Guông), Múa đuổi chim (Tẹ Kam Đặt Sim); múa cầu mùa (Te grơ); múa mừng nhà mới...