12 dự án thua lỗ, đắp chiếu: Không cứu nổi thì phá sản
Theo Bộ Công Thương, trong số 12 dự án, tới thời điểm hiện nay, có 6 nhà máy đang được vận hành sản xuất, kinh doanh nhưng bị thua lỗ gồm 4 nhà máy sản xuất phân bón thuộc Vinachem (nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình, nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc, nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng và DAP số 2 - Lào Cai); đóng tàu Dung Quất; Nhà máy thép Việt Trung).
Bên cạnh đó, 3 dự án đang bị dừng thi công do chi phí tăng cao và thiếu vốn (Dự án sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ; Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên; Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam) và 3 nhà máy đang bị dừng sản xuất do giá thành cao, thua lỗ lớn (Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Dung Quất; Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước; Nhà máy sản xuất sơ sợi Đình Vũ - PVTex).
Theo Bộ Công Thương, đến thời điểm hiện tại, sau khi Ban Chỉ đạo của Chính phủ và Thường trực Chính phủ nghe, cho ý kiến, Bộ Công Thương đã tiếp thu, hoàn thiện Báo cáo tổng hợp rà soát đánh giá tình hình và phương án đề xuất xử lý cụ thể đối với từng dự án/doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, kém hiệu quả của ngành Công Thương để gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Bộ Chính trị.
Theo Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo của Chính phủ thống nhất mục tiêu xây dựng và tổ chức thực hiện các giải pháp xử lý để sớm chấm dứt tình trạng thua lỗ hoặc hạn chế tối đa thiệt hại cho Nhà nước. Cụ thể, trong năm 2017, hoàn thành được phương án trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức triển khai, tạo chuyển biến về hoạt động và tài chính của các Dự án. Phấn đấu đến hết năm 2018 tạo được chuyển biến căn bản trong xử lý tồn tại, yếu kém ở các Dự án;
Xác định rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm trong quá trình đầu tư, vận hành, khai thác các Dự án thua lỗ, kém hiệu quả, trên cơ sở đó hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.
Về quan điểm, kiên quyết xử lý các Dự án thua lỗ, kém hiệu quả theo nguyên tắc và cơ chế thị trường; nhà nước không tiếp tục cấp thêm tiền vào các Dự án. Tập trung thực hiện tái cơ cấu các Dự án, ưu tiên các phuơng án bán/chuyển nhượng/thoái vốn, đồng thời xem xét thực hiện phá sản/giải thể các doanh nghiệp/dự án không có điều kiện phục hồi theo qui định của pháp luật.
Kiên quyết xử lý các Dự án, không để kéo dài gây hệ lụy cho nền kinh tế nhưng phải trên nguyên tắc thận trọng, đúng qui định của pháp luật, bảo đảm lợi ích cao nhất của nhà nước, người lao động, an sinh - xã hội, an ninh - quốc phòng, môi trường. Bảo đảm công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong quá trình thực hiện các chủ trương, giải pháp xử lý các Dự án.
Tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm toán để xác định và xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân. Bảo đảm phối hợp đồng bộ giữa các Bộ ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp. Thực hiện đồng bộ các giải pháp, bao gồm các giải pháp về thể chế, chính sách, tăng cường quản trị doanh nghiệp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 7/11/2024: USD tăng mạnh sau khi Donald Trump giành chiến thắng
Giá vàng ngày 7/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC trong nước giảm mạnh sau bầu cử Tổng thống Mỹ
Giải pháp quản lý năng lượng thông minh cho doanh nghiệp
Sau khi ông Trump thắng cử, giá vàng thế giới rơi xuống mức thấp nhất trong 3 tuần
Đà Nẵng: Lượng khách du lịch lưu trú qua đêm tăng mạnh
Vi phạm quy định hạn chế giao dịch ký quỹ, Chứng khoán DNSE bị xử phạt