128 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam
Theo Cục đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20/10/2017, cả nước có 24.397 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 312,91 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 169,05 tỷ USD, bằng 54% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.
Các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 184,4 tỷ USD, chiếm 58,9% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 52,4 tỷ USD (chiếm 16,7% tổng vốn đầu tư), sản xuất, phân phối điện, khí nước với 18,1 tỷ USD (chiếm 5,8% tổng vốn đầu tư).
Tính đến tháng 10/2017 đã có 128 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam, trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 57,1 tỷ USD (chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư). Nhật Bản đứng thứ hai với 46,3 tỷ USD (chiếm 14,8% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Singapore và Đài Loan, Britishvirgin Island, Hồng Kông.
ĐTNN đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với 43,3 tỷ USD (chiếm 13,8% tổng vốn đầu tư), tiếp theo là Bình Dương với 29,5 tỷ USD (chiếm 9,4% tổng vốn đầu tư), Hà Nội với 27,2 tỷ USD (chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư), Đồng Nai với 26,9 tỷ USD (chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư).
Ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 14,2 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2016.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngành bia và đồ uống đóng góp gần 60 ngàn tỷ đồng vào ngân sách mỗi năm
Tỷ giá ngoại tệ ngày 26/11/2024: USD tăng nhẹ
Giá vàng ngày 26/11: Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt lao dốc
Giá nông sản ngày 26/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Giá heo hơi ngày 26/11/2024: Thị trường miền Nam giảm nhẹ
Giảm phát thải carbon, bước đệm vào nền kinh tế xanh toàn cầu