14 Đại tướng anh hùng trong Quân đội Nhân dân Việt Nam
Việt Nam có tất cả 14 Đại tướng của Quân đội Nhân dân, cùng ngắm nhìn chân dung của các vị Đại tướng anh hùng trong quân đội Việt Nam nhân ngày 22/12.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (NS 1911 - NM 2013). Năm thụ phong 1948. Chức vụ cao nhất: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị (1951-1982), Bí thư Quân ủy trung ương. Danh hiệu khác: Người anh cả của LLVTND Việt Nam, Đại tướng đầu tiên của QĐNDVN, Đại tướng của nhân dân, Đại tướng của hòa bình, Huân chương Sao vàng.
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (NS 1914 - NM 1967). Năm thụ phong 1959. Chức vụ cao nhất: Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị (1951-1967).
Đại tướng Văn Tiến Dũng (NS 1917 - NM 2002). Năm thụ phong 1974. Chức vụ cao nhất: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng(1980-1987). Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị khóa III, IV, V, Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (1984-1986). Danh hiệu khác: Huân chương Sao vàng.
Đại tướng Hoàng Văn Thái (NS 1915 - NM 1986). Năm thụ phong 1980. Chức vụ cao nhất: Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên (1945-1953), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương các khóa III, IV và V. Danh hiệu khác: Huân chương Sao vàng (truy tặng 2007).
Đại tướng Chu Huy Mân hay còn gọi là Chu Văn Điều (NS 1913 - NM 2006). Năm thụ phong 1982. Chức vụ cao nhất: Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (1981-1986). Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị (1976-1986).Danh hiệu khác: Đại tướng có tuổi Đảng cao nhất, Huân chương Sao vàng.
Đại tướng Lê Trọng Tấn (NS 1914 - NM 1986). Năm thụ phong 1984. Chức vụ cao nhất: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng Tham mưu trưởng (1980-1986). Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Ban chấp hành Trung ương các khóa IV và V.Danh hiệu khác: Huân chương Sao vàng (truy tặng 2007).
Đại tướng Lê Đức Anh (NS 1920). Năm thụ phong 1984. Chức vụ cao nhất: Chủ tịch nước (1992-1997). Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1987-1991). Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị (1982-1997). Danh hiệu khác: Huân chương Sao vàng.
Đại tướng Nguyễn Quyết (NS 1922). Năm thụ phong 1990. Chức vụ cao nhất: Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Bí thư Trung ương Đảng khóa VI. Danh hiệu khác: Huân chương Sao vàng.
Đại tướng Đoàn Khuê (NS 1923 - NM 1998). Năm thụ phong 1990. Chức vụ cao nhất: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1991-1997). Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị (1991-1997). Danh hiệu khác: Huân chương Sao vàng (truy tặng 2007).
Đại tướng Phạm Văn Trà (NS 1935). Năm thụ phong 2003. Chức vụ cao nhất: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1997-2006). Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị (1997-2006). Danh hiệu khác: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Đại tướng Lê Văn Dũng (NS 1945). Năm thụ phong 2007. Chức vụ cao nhất: Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (2001-2011). Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Bí thư Trung ương Đảng (2001-2011). Danh hiệu khác: Huân chương Quân công hạng nhất.
Đại tướng Phùng Quang Thanh (NS 1949). Năm thụ phong 2007. Chức vụ cao nhất: Đương nhiệm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (2006 - đến nay). Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị ( 2006 - đến nay).Danh hiệu khác: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Đại tướng Đỗ Bá Tỵ (NS 1954). Năm thụ phong 2015. Chức vụ cao nhất: Tổng Tham mưu trưởng (2010 - đến nay). Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên ban chấp hành Trung ương Đảng.
Đại tướng Ngô Xuân Lịch (NS 1954). Năm thụ phong 2015. Chức vụ cao nhất: Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (2011 - đến nay). Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Bí thư Trung ương Đảng (2011 - đến nay).
Nhân ngày 22/12, ngày truyền thống quân đội, Doanh nghiệp Việt Nam xin được gửi những lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến những chiến sĩ đã, đang và sẽ tiếp tục cống hiến cuộc đời mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo