Quốc tế

15 địa chỉ vàng quyền lực nhất thế giới

Kinh tế toàn cầu và các thị trường chứng khoán có nhiều dấu hiệu bất ổn nhưng giá vàng thế giới trong năm qua vẫn tăng hơn 15%. Dự trữ vàng thế giới đang ở đâu?

 

Theo CNBC, ngân hàng trung ương, tổ chức quốc tế, chính phủ các nước, hiện đang nắm khoảng 30.700 tấn vàng (tương đương 16,5% lượng vàng thế giới).

Theo đó. trong báo cáo tháng 12/2011, hãng tin CNBC đã công bố những số liệu mới nhất về 15 định chế nắm giữ vàng nhiều nhất toàn cầu.

15. Bồ Đào Nha

Giá trị nắm giữ: 19,7 tỷ USD (báo cáo tháng 8/2011 là 24,6 tỷ USD)

Lượng vàng nắm giữ: 421,6 tấn (báo cáo tháng 8/2011 là 421,5 tấn)

Lượng vàng dự trữ của Bồ Đào Nha được cất giữ ở ngân hàng Banco de Portugal. Số vàng đó lên tới 421,6 tấn, tương đương giá trị 19,7 tỷ USD, chiếm 89,2% dự trữ ngoại hối của nước châu Âu này.

14. Đài Loan (Trung Quốc)

Giá trị nắm giữ: 21,7 tỷ USD (báo cáo tháng 8/2011 là 27,2 tỷ USD)

Lượng vàng nắm giữ: 465,6 tấn (báo cáo tháng 8/2011 là 466,8 tấn)

Nước châu Á này hiện nắm giữ 465,6 tấn vàng với tổng giá trị 21,7 tỷ USD, chiếm khoảng 5,9% dự trữ ngoại hối. Điều này khẳng định tốc độ tăng trưởng chóng mặt của nền kinh tế Đài Loan.

13. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB)

Giá trị nắm giữ: 25,8 tỷ USD (báo cáo tháng 8/2011 là 32,23 tỷ USD)

Lượng vàng nắm giữ: 553,4 tấn (báo cáo tháng 8/2011 là 553,3 tấn)

Năm 1998 Liên minh châu Âu thành lập ECB nhằm mục đích quản lý chính sách tiền tệ của các nước thành viên Khu vực đồng tiền chung châu Âu. Ngân hàng đóng ở Frankfurt này hiện có số vàng dự trữ lên tới 553,34 tấn, chiếm 35% trữ lượng ngoại hối và có giá trị 25,8 tỷ USD.

12. Ấn Độ

Giá trị nắm giữ: 28,69 tỷ USD (báo cáo tháng 8/2011 là 35,79 tỷ USD)

Lượng vàng nắm giữ: 614,75 tấn (báo cáo tháng 8/2011 là 614,6 tấn)

Ấn Độ đang dần khẳng định sự lớn mạnh về mặt kinh tế của mình khi đứng vị trí 12 trên tổng số 15 nước dự trữ vàng lớn nhất thế giới. Lượng vàng dự trữ của nước này đã lên tới 614,75 tấn, tương đương 28,69 tỷ USD, chiếm 9,6% dự trữ ngoại hối.

11. Hà Lan

Giá trị nắm giữ: 31,5 tỷ USD (báo cáo tháng 8/2011 là 39,3 tỷ USD)

Lượng vàng nắm giữ: 675,2 tấn (báo cáo tháng 8/2011 là 674,9 tấn)

Với 61,9% dự trữ ngoại hối, lượng vàng của Hà Lan là kho dự trữ kinh tế lớn của nước này. Lượng vàng dự trữ này đang có giá trị 31,5 tỷ USD với 675,2 tấn

10. Nhật Bản

Giá trị nắm giữ: 39,36 tỷ USD (báo cáo tháng 8/2011 là 49,11 tỷ USD)

Lượng vàng nắm giữ: 843,5 tấn (báo cáo tháng 8/2011 là 843,3 tấn)

Mặc dù chỉ chiếm 3,5% dự trữ ngoại hối nhưng lượng vàng nước này lên tới 843,5 tấn và có giá trị tới 39,36 tỷ USD. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đang được chính phủ nước này tin tưởng giao phó trách nhiệm trông coi số vàng đó.

9. Nga

Giá trị nắm giữ: 44,8 tỷ USD (báo cáo tháng 8/2011 là 53,7 tỷ USD)

Lượng vàng nắm giữ: 960,1 tấn (báo cáo tháng 8/2011 là 922 tấn)

Năm 2011, sau khi mua thêm 4,9 tấn vàng trong tháng 7, hiện Nga có 960,1 tấn vàng, tương đương 44,8 tỷ USD. Số tài sản chiếm tới 9,2% dự trữ ngoại hối quốc gia này đang được ngân hàng Trung ương Liên bang Nga quản lý.

8. Thụy Sỹ

Giá trị nắm giữ: 53,5 tỷ USD (báo cáo tháng 8/2011 là 66,75 tỷ USD)

Lượng vàng nắm giữ: 1.146,5 tấn (báo cáo tháng 8/2011 là 1.146,2 tấn)

Đất nước có nền kinh tế lớn mạnh này đang có lượng vàng dự trữ lên tới con số 1.146,5 tấn, tương đương số tiền 53,5 tỷ USD và đóng góp 15,8% dự trữ ngoại hối của Thụy Sỹ.

7. Trung Quốc

Giá trị nắm giữ: 54,22 tỷ USD (báo cáo tháng 8/2011 là 67,65 tỷ USD)

Lượng vàng nắm giữ: 1.161,9 tấn (báo cáo tháng 8/2011 là 1.161,6 tấn)

Đứng ở vị trí thứ 7 trong top 15 nước nắm giữ vàng nhiều nhất thế giới, Trung Quốc đang sở hữu tới 1.161,9 tấn vàng. Nhưng lượng vàng đó chỉ chiếm 1,8% dự trữ ngoại hối của nước này. Điều đó chứng tỏ sự lớn mạnh của nền kinh tế Trung Quốc.

6. SPDR Gold ETF (GLD)

Giá trị nắm giữ: 64,53 tỷ USD (báo cáo tháng 8/2011 là 70,7 tỷ USD)

Lượng vàng nắm giữ: 1.213,9 tấn (tương tự như hồi tháng 8/2011)

Đây là số liệu mới nhất về lượng vàng dự trữ của quỹ này sau khi đã giảm hơn 6 tỷ USD giá trị do sự rớt giá của vàng so với hồi tháng 8/2011. 

5. Pháp

Giá trị nắm giữ: 125,28 tỷ USD (báo cáo tháng 8/2011 là 156,31 tỷ USD)

Lượng vàng nắm giữ: 2.684,6 tấn (báo cáo tháng 8/2011 là 2.683,8 tấn)

Số tài sản có giá trị 125,28 tỷ USD của Pháp hiện được quản lý bởi ngân hàng Quốc gia Pháp, Banque De France. Tại đây, 71,8% dự trữ ngoại hối của Pháp đã lên tới 2.684,6 tấn vàng.

4. Italy

Giá trị nắm giữ: 126,12 tỷ USD (báo cáo tháng 8/2011 là 157,36 tỷ USD)

Lượng vàng nắm giữ: 2.702,6 tấn (báo cáo tháng 8/2011 là 2.701,9 tấn)

Ngân hàng Banca D'Italia vinh dự được quản lý 73,4% tổng dự trữ ngoại hối của Italya với tổng số vàng 2.702,6 tấn có giá trị 126,12 tỷ USD.

3. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)

Giá trị nắm giữ: 144,76 tỷ USD (báo cáo tháng 8/2011 là 180,6 tỷ USD)

Lượng vàng nắm giữ: 3.101 tấn (tương tự như hồi tháng 8/2011)

Với vai trò làm ổn định thị trường quốc tế và trợ giúp các nền kinh tế, 3.101 tấn vàng, tương đương 144,76 tỷ USD  của IMF đủ để làm tôt nhiệm vụ này.

2. Đức

Giá trị nắm giữ: 174,7 tỷ USD (báo cáo tháng 8/2011 là 218,28 tỷ USD)

Lượng vàng nắm giữ: 3.743,7 tấn (báo cáo tháng 8/2011 là 3.747,9 tấn)

Chiếm 73,7% tổng dự trữ ngoại hối của Đức, nước này hiện có tới 3.743,7 tấn vàng, tương đương 174,7 tỷ USD tại ngân hàng Trung ương Đức, Deutsche Bundesbank.

1. Mỹ

Giá trị nắm giữ: 418,39 tỷ USD (báo cáo tháng 8/2011 là 522,16 tỷ USD)

Lượng vàng nắm giữ: 8.965,6 tấn (tương tự như hồi tháng 8/2011).

Không chỉ là nước có nền kinh tế phát triển bậc nhất thế giới, nước Mỹ còn đứng đầu thế giới về lượng vàng dự trữ. Theo đó, hiện đất nước này đang nắm giữ số vàng lên tới 8.965,6 tấn, tương đương 418,39 tỷ USD tại kho vàng Liên bang Mỹ đặt ở Kentucky (còn gọi là Fort Knox) và một số nơi khác.

Theo Đời sống&Pháp luật

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo