15 nền kinh tế khốn khó nhất thế giới
Chuyên gia kinh tế quá cố Milton Friedman - người từng đạt giải Nobel kinh tế năm 1976 - từng cho rằng, lạm phát là căn bệnh có thể tàn phá xã hội. Thêm vào đó tỷ lệ thất nghiệp gia tăng đã tác động không nhỏ đến đời sống người dân, khiến họ phải sống trong điều kiện nghèo nàn.
Theo kết quả khảo sát của hãng tin Bloomberg, 15 nền kinh tế khốn khổ nhất thế giới năm 2015 lần lượt là:
1.Venezuela
2.Argentina
3. Nam Phi
4. Ukraine
5. Hy Lạp
6. Tây Ban Nha
7. Nga
8. Croatia
9. Thổ Nhĩ Kỳ
10. Bồ Đào Nha
11. Italia
12. Colombia
13. Brazil
14. Slovakia
15. Indonesia
Như vậy, theo chỉ số nghèo khổ do Bloomberg khảo sát, nhóm 5 quốc gia nghèo khổ nhất thế giới trong năm nay sẽ là Venezuela, Argentina, Nam Phi, Ukraine và Hy Lạp.
Đối với trường hợp của Ukraine, chiến tranh tác động lớn đến nền kinh tế. Căng thẳng giữa Ukraine và lực lượng nổi dậy ở khu vực miền Đông sẽ khiến tình trạng thất nghiệp tại quốc gia Đông Âu này kéo dài, và lạm phát cũng sẽ khó giảm bớt trong thời gian tới. Trong bối cảnh ảm đạm này, người tiêu dùng Ukraine sẽ là những người có mức độ khốn khổ thứ tư trong số người tiêu dùng tại 51 nền kinh tế (bao gồm khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu - eurozone).
Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp của Ukraine sẽ tăng lên 9,5% trong năm nay từ mức 8,9% ghi nhận trong quý 3 năm 2014. Còn lạm phát được dự báo sẽ tăng lên 17,5% trong năm nay, giảm đáng kể so với mức tăng 24,9% ghi nhận trong tháng 12 năm ngoái.
Dù vậy, những dự báo buồn đối với Ukraine trong năm nay vẫn không có cải thiện hơn so với những gì quốc gia này phải đối mặt trong năm 2014, thời điểm Ukraine đứng ở vị trí thứ hai trong chỉ số đau khổ này. Các dự báo trong năm 2015, ảm đạm như hiện nay, sẽ khiến Ukraine đủ sáng để vượt qua Nam Phi và Argentina so với kết quả chỉ số nghèo khổ năm ngoái.
Trong khi đó, mức độ khốn khổ của ba nền kinh tế Venezuela, Argentina và Nam Phi vẫn chưa được cải thiện là mấy so với đánh giá năm 2014. Cũng trong năm ngoái, các nước này cũng chiếm 3 trong số 4 vị trí đầu bảng của “chỉ số khốn khổ”.
Còn 3 quốc gia có thể có chỉ số khốn đốn nhất trong năm 2015 là Nam Phi, Argentina và Venezuela đã không "nhúc nhích" nhiều so với xếp hạng trong năm 2014 - thời điểm họ cũng chiếm 3 trong số 4 vị trí tệ nhất thế giới của chỉ số khốn khổ.
Với mức lạm phát 78,5%, Venezuela có tỷ lệ lạm phát cao nhất trong số các nước được khảo sát. Tình trạng thiếu thốn trầm trọng các loại hàng hóa thiết yếu ở Venezuela đã khiến tuần trước quốc gia láng giềng Trinidad & Tobago đưa ra đề xuất đổi dầu lửa lấy giấy vệ sinh.
5 năm sau khi giới đầu tư quen với thuật ngữ "các nước PIGS" nhằm chỉ một số quốc gia châu Âu có thâm hụt ngân sách khổng lồ, 4 trong số 5 quốc gia này vẫn trong tình trạng tồi tệ theo đánh giá của chỉ số nghèo khổ. Theo đó, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Italia lần lượt xếp ở vị trí thứ 5, thứ 6, thứ 10 và thứ 11. Trong khi đó, Ai-len bị xếp ở vị trí 16 trong bảng xếp hạng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo