Thị trường

15 quốc gia trong “danh sách đỏ” của khủng hoảng tài chính

Hợp đồng hoán đổi nợ xấu (CDS), một dạng bảo hiểm tài sản, là một thước đo quan trọng mà các công ty đánh giá tín nhiệm lớn như Stand & Poor’s, Moody’s và Equifax Fitch’s sử dụng để đánh giá nguy cơ vỡ nợ tại các thị trường chứng khoán. Bên mua CDS trả cho bên bán một khoản phí để được bảo hiểm cho rủi ro vỡ nợ tín dụng. Với mức phí CDS phải trả thấp, thị trường chứng khoán được đánh giá là an toàn và ngược lại.
  • <p style="text-align: justify;"><strong>15. Mỹ </strong></p>  <p style="text-align: justify;">Nợ Ngân khó Mỹ là tiêu chuẩn vàng của các tài sản thu nhập cố định. Tuy nhiên, ngân khố cạn tiền đã tăng phí CDS cho trái phiếu chính phủ Mỹ kì hạn 5 năm lên 55,39 điểm, khiến cho quốc gia này có nguy cơ vỡ cao hơn hầu hết các nước Bắc Âu.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>14. Thụy Điển </strong></p>  <p style="text-align: justify;">Thụy Điển không có thị trường thu nhập cố định sôi động như Mỹ. Song, phí CDS bảo hiểm cho trái phiếu chính phủ Thụy Điển lại thấp hơn của Mỹ ở mức 54,06 điểm cơ bản.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>13. Phần Lan</strong></p>  <p style="text-align: justify;">Phần Lan là một trong số những quốc gia có các khoản đầu tư an toàn nhất trong thị trường thu nhập cố định. Mặc dù không có tính thanh khoản cao như thị trường tài chính Mỹ, nhưng Phần Lan có lãi suất nợ tương đương với Mỹ. Phí CDS kì hạn 5 năm trong khoảng 63,5 điểm cơ bản.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>12. Đức</strong></p>  <p style="text-align: justify;">Trái phiếu của Đức vẫn đang kiên nhẫn chờ đợi thời kì phục hồi. Nền kinh tế lớn nhất châu Âu này có phí CDS khoảng 75 điểm cơ bản, tương đương với mức phí bảo hiểm khoảng 2,75%/năm. Các nhà đầu tư không mấy hứng thú với loại chứng khoán phái sinh này.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>11. Anh</strong></p>  <p style="text-align: justify;">Anh mới có mặt trong bảng xếp hạng tín dụng được một thời gian và đang phải đối mặt với nguy cơ mất xếp hạng AAA. Phí CDS cho trái phiếu kì hạn 5 năm của Anh vào khoảng 77 điểm cơ bản, xấp xỉ mức phí bảo hiểm 5%/năm, và có xu hướng tăng.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>10. Chile</strong></p>  <p style="text-align: justify;">Phí CDS cho trái phiếu chính phủ Chile có kì hạn 5 năm là 77,08 điểm, tương đương với mức phí bảo hiểm gần 5%/năm. Chile là quốc gia đang phát triển được xếp hạng có thị trường nợ an toàn nhất với triển vọng tín dụng dài hạn tốt hơn cả Anh.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>9. Nhật Bản</strong></p>  <p style="text-align: justify;">Phí CDS của Nhật Bản cho trái phiếu chính phủ có kì hạn 5 năm là 93,87 điểm. Nợ của Nhật Bản được đánh giá có mức độ an toàn bằng với trái phiếu lãi suất cao của Trung Quốc. Các nhà quản lý các quỹ thu nhập cố định nắm giữ rất nhiều nợ của Nhật Bản nhờ có tính thanh khoản cao. Tuy nhiên, mức phí bảo hiểm cho trái phiếu chính phủ kì hạn 5 năm chỉ dưới 1%.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>8. Trung Quốc</strong></p>  <p style="text-align: justify;">Thị trường chứng khoán Trung Quốc không có tính thanh khoản cao. Mới đây, Trung Quốc đã phát hành trái phiếu Dim Sum (trái phiếu Trung Quốc phát hành tại thị trường Hồng Kông nhưng mệnh giá là nhân dân tệ). Phí CDS cho 5 năm là 98,12 điểm với mức phí bảo hiểm khoảng 4%.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>7. Brazil</strong></p>  <p style="text-align: justify;">Nợ công của Brazil đang trong quá trình đánh giá lại. Brazil gia nhập câu lạc bộ xếp hạng đầu tư năm 2008 và được  tăng xếp hạng một vài lần. Phí CDS cho trái phiếu chính phủ kì hạn 5 năm là 130,5 điểm. Với phí bảo hiểm khoảng 12%, Brazil có triển vọng tài chính tốt hơn hầu hết các nước ở châu Âu.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>6. Pháp</strong></p>  <p style="text-align: justify;">Pháp có khả năng mất xếp hạng AAA của mình. Phí CDS của Pháp là trên 143 điểm, khiến cho thị trường tài chính của nước này có mức độ rủi ro cao hơn các nước như Brazil, Columbia và Chile.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>5. Nga</strong></p>  <p style="text-align: justify;">Thị trường chứng khoán của Nga an toàn hơn của Tây Ban Nha và Pháp. Phí CDS của trái phiếu chính phủ Nga bảo đảm trong vòng 5 năm là 169 điểm, với phí bảo hiểm khoảng 8,25%.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>4. Ý</strong></p>  <p style="text-align: justify;">Cựu thủ tướng Silvio Berlusconi đã đưa ra những quyết định khó khăn về việc cắt giảm lương hưu và một số quyền lợi của người dân Ý. Điều này đã ảnh hưởng xấu tới thị trường tài chính. Chính vì lý do này mà phí CDS của Ý tăng lên trên 386 điểm.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>3. Tây Ban Nha</strong></p>  <p style="text-align: justify;">Tây Ban Nha đã chính thức gia nhập thị trường khu vực Eurozone, với 407,61 điểm phí CDS. Tuy nhiên, thị trường tài chính nước này vẫn được đánh giá ít rủi ro hơn Ý.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>2. Bồ Đào Nha</strong></p>  <p style="text-align: justify;">Bồ Đào Nha đứng ngay sau Hi Lạp về nguy cơ vỡ nợ thị trường tài chính. Phí CDS của Bồ Đào Nha là 916 điểm. Với mức điểm này, trái phiếu chính phủ của Bồ Đào Nha có giá cao hơn và ít khả năng chống lại nguy cơ vỡ nợ hơn.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>1. Hy Lạp</strong></p>  <p style="text-align: justify;">Phí CDS của trái phiếu Hy Lạp tăng tới mức kỉ lục. Các công ty giao dịch chứng khoán phái sinh trong thị trường CDS đã đưa ra mức phí CDS lên tới 1690 điểm. Hy Lạp là quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp cao và suy thoái kinh tế kéo dài. Không có gì lạ khi thấy người dân địa phương nổi loạn trên các đường phố</p>
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo