Xã hội

2 con trăn "khủng" lạc vào vườn mía của người dân

Người dân xã Nghĩa Phúc và Tân An trong lúc đi thu hoạch mía đã phát hiện và bắt được 2 con trăn "khủng" quý hiếm.

Chiều ngày 21/11, ông Đặng Xuân Nam - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Phúc (huyện Tân Kỳ) cho biết, mới đây trong lúc đi thu hoạch mía ở cánh đồng giáp ranh giữa xã Nghĩa Phúc và xã Tân An, một số người dân ở 2 xã trên đã phát hiện và bắt được 2 con trăn tại địa bàn này.

Theo đó, sáng ngày 19/11, một số người dân xã Nghĩa Phúc và xã Tân An khi đang thu hoạch mía ở cánh đồng giáp ranh thì bất ngờ phát hiện một con trăn lớn đang cuộn tròn.

2 con trăn được người dân bắt giữ. (Ảnh: FB)

Ngay lập tức, mọi người hô hoán nhau đuổi bắt, sau đó con trăn này bị đánh chết. Theo người dân con trăn này dài hơn 5 mét, nặng khoảng 30 kg, báo Infonet đưa tin.

Đến ngày 20/11, cũng tại ruộng mía này, người dân tiếp tục phát hiện một con trăn khác nặng gần 20kg. Con vật này được người dân bắt sống đem về bán cho chủ ruộng mía để nấu cao.

Theo tin tức trên tờ Saostar, “hơn một năm trước, cũng tại khu vực này người dân phát hiện một con trăn tương tự nghi tìm bê để ăn nên đã đuổi bắt”, ông Nam cho hay, sau khi bị người dân đuổi bắt, con trăn này trườn lên núi. Vì vậy, lần này mọi người đã vây đánh chết con trăn.

Theo một số nguồn tin, 2 con trăn người dân bắt được thuộc loại trăn gấm, ở một số vùng quê còn gọi là trăn hoa vì có nhiều hoa văn trên thân. Hiện lực lượng kiểm lâm và công an đang vào cuộc để xác minh.

Trăn gấm được cho là loài bò sát dài nhất thế giới. Chiều dài cơ thể của chúng thường 6-7m, đầu dài, nhỏ, màu vàng nhạt hoặc nâu. Trên thân và đuôi có các đường xám đen nối với nhau tạo thành dạng mắt dưới nổi trên nền màu vàng nâu. Những hoa văn độc đáo khiến người quan sát rất khó nhận biết khi chúng cuộn tròn trên lớp thảm mục thực vật quanh gốc cây lớn trong rừng thưa.

 

Loài trăn này có khả năng bơi lội rất giỏi, chủ yếu hoạt động về đêm. Thức ăn của trăn gấm gồm các loài thú và chim, cầy hương, cầy mực, các loài linh trưởng. Tại Việt Nam, trăn gấm phân bố ở Đà Nẵng, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Bình Định...

Trăn gấm nằm trong sách đỏ Việt Nam, thuộc nhóm động vật nghiêm cấm khai thác và sử dụng.

Nên đọc
Trung Hùng (Tổng hợp)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo