2,32 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài dốc vào lĩnh vực địa ốc
Theo số liệu của hệ thống thông tin về Đầu tư nước ngoài (Bộ KHĐT), tính đến cuối tháng 11/2015 cả nước có 1.855 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký là 13,55 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2014. Có 692 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 6,66 tỷ USD, tăng 70,1% so với cùng kỳ năm 2014.
Như vậy, tính chung trong 11 tháng năm 2015, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 20,22 tỷ USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong tổng số vốn trên, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 892 dự án đầu tư đăng ký mới và 491 lượt dự án tăng vốn, với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 12,9 tỷ USD, chiếm 64% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với hai với 8 dự án đăng ký cấp mới và 6 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,77 tỷ USD, chiếm 13,7% tổng vốn đầu tư.
Đáng chú ý, đứng thứ ba là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 29 dự án đầu tư mới và 10 lượt dự án tăng vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,32 tỷ USD chiếm 11,5% tổng vốn đầu tư.
Theo tin tức từ TTXVN, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký trong lĩnh vực bất động sản vẫn đang tăng trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, thay vì đem vốn từ bên ngoài vào, phần lớn vốn cam kết đầu tư tại nhiều dự án đó sẽ được huy động ngay tại Việt Nam.
Như vậy, lượng vốn thực mà nhà đầu tư nước ngoài mang vào Việt Nam sẽ ít hơn nhiều so với lượng vốn cam kết FDI vào bất động sản từ đầu năm đến nay.
Việc huy động vốn trong nước của nhà đầu tư nước ngoài thực tế không vi phạm các quy định pháp luật. Tuy vậy, mục đích thu hút dòng vốn từ bên ngoài vào trong nước sẽ không đạt được như kỳ vọng, các chuyên gia cảnh báo.
Để tránh việc thu hút dòng vốn ồ ạt, thời gian tới, các dự án áp dụng công nghệ xanh trong các tòa nhà để bảo vệ môi trường cần được ưu tiên. Cùng với đó, dòng vốn đầu tư bất động sản nước ngoài cần được hướng vào các dự án khách sạn, nghỉ dưỡng hơn là vào các khu đô thị.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hè 2025, Cebu Pacific sẽ nâng tần suất đường bay Manila – Đà Nẵng lên 2 chuyến/ngày
Mặt bằng quản trị công ty của Việt Nam đang ở cấp độ thấp
Hỗ trợ du khách quốc tế thanh toán online thuận tiện tại Việt Nam
Nhiều nước muốn gia nhập CPTPP
Công ty Quản lý quỹ NTP bị xử phạt
Báo cáo sai tỷ lệ vốn khả dụng, Chứng khoán BOS (ART) bị phạt 175 triệu đồng