3 quốc gia "rót" nhiều tiền nhất vào lĩnh vực truyền thông Việt Nam
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngòai, tính đến ngày 20/5/2015, đã có 1152 dự án FDI trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, với tổng số vốn đăng ký khoảng 4,14 tỷ USD, chiếm 6,3% tổng số dự án và 1,6% tổng vốn đầu tư của cả nước. Lĩnh vực này hiện đứng thứ 7/18 ngành kinh tế có vốn FDI tại Việt Nam. Quy mô bình quân dự án trong lĩnh vực thông tin và truyền thông khoảng 3,6 triệu USD.
Dẫn đầu trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực thông tin và truyền thông là Đại công quốc Luxembourg, Nhật Bản và Singapore. Cụ thể, Đại công quốc Luxembourg chỉ với 2 dự án nhưng vốn đầu tư đăng ký lên tới 1,04 tỷ USD (chiếm 25,1% tổng vốn đầu tư của toàn ngành thông tin và truyền thông). Nhật Bản dẫn đầu về số dự án với 329 dự án, xếp thứ hai về tổng vốn đăng ký là 807,7 triệu USD (chiếm 19,5% tổng vốn đầu tư của toàn ngành). Đứng thứ ba là Singapore có 91dự án và 738,8 triệu USD vốn đầu tư đăng ký (chiếm 17,8% tổng vốn đầu tư của toàn ngành). Các quốc gia, vùng lãnh thổ khác cũng có số vốn lớn trong lĩnh vực này là Pháp, Síp, Hàn Quốc...
Về hình thức đầu tư, các nhà đầu tư chủ yếu tập trung vốn vào hình thức hợp đồng hợp tác, kinh doanh với 9 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 1,95 tỷ USD (chiếm 47,1 % tổng vốn đầu tư của toàn ngành). Hình thức liên doanh dẫn đầu về số dự án với 152 dự án và đứng thứ hai về vốn đầu tư đăng ký với hơn 1 tỷ USD (chiếm 24,2 % tổng vốn đầu tư của toàn ngành). Còn lại là hình thức công ty cổ phần và 100% vốn nước ngoài lần lượt chiếm 15,7 và 13% tổng vốn đầu tư toàn ngành.
Thành phố Hồ Chí Minh là tỉnh thu hút được nhiều vốn FDI nhất trong lĩnh vực thông tin truyền thông với 751 dự án và gần 2,3 tỷ USD vốn đăng ký (chiếm 55,5% tổng vốn đầu tư của toàn ngành). Hà Nội đứng thứ hai với 333 dự án và 1,69 tỷ USD vốn đăng ký (chiếm khoảng 41% tổng vốn đầu tư của toàn ngành). Hải Phòng đứng thứ ba với 5 dự án và 57,1 triệu USD vốn đầu tư (chiếm 1,4% tổng vốn đầu tư của toàn ngành). Các tỉnh tiếp theo là Bắc Giang, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu...
Cũng theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngòai, lĩnh vực thông tin và truyền thông có nhiều cơ hội để thu hút hơn nữa vốn FDI do nhiều chính sách kinh tế mới theo hướng thông thoáng, cởi mở hơn chính thức có hiệu lực, theo đó tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường thông tin và truyền thông tại Việt Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Giám sát chặt chẽ việc lập hóa đơn điện tử kinh doanh, bán lẻ xăng dầu
Giá ngoại tệ ngày 27/12/2024: Đồng USD giảm giá
TP Hồ Chí Minh: Đảm bảo đủ nguồn cung hàng hóa cho thị trường Tết 2025
Mục tiêu xuất khẩu năm 2025 tăng 12% có khả thi?
Giá vàng thế giới ngày 27/12/2024: Tăng nhẹ trong bối cảnh thị trường giao dịch trầm lắng
Giá heo hơi ngày 27/12/2024: Diễn biến trái chiều với nhiều biến động