4 kịch bản cho đồng Euro trong năm 2012
Khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong năm 2012 có thể không giống với khối này hiện nay. Tờ Forbes dẫn một báo cáo từ hãng kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC) đã đưa ra 4 kịch bản có thể xảy ra đối với số phận đồng Euro trong năm sau, như là hậu quả của cuộc khủng hoảng nợ công đang diễn ra ở lục địa già.
“Những diễn biến gây sửng sốt có thể xảy đến ở châu Âu trong năm tới. Thế giới hiện đang chứng kiến mức độ bất ổn chưa từng có ở Eurozone. Những hậu quả về chính trị và kinh tế của cuộc khủng hoảng ở khu vực này trong năm 2012 sẽ rất đa dạng, mặc dù cùng có chung một chủ đề. Châu Âu sẽ không tránh khỏi sự điều chỉnh lớn trong chính sách tài khóa, chưa kể tới đường lối mà rốt cục các chính trị gia sẽ quyết định theo đuổi”, Forbes trích báo cáo của PwC.
Theo báo cáo này, sẽ có nhiều gói nợ trái phiếu quy mô lớn của các chính phủ trong Eurozone đáo hạn vào đầu năm sau. Bên cạnh đó, áp lực thị trường gia tăng khiến PwC tin rằng, số phận của khối này sẽ được quyết định vào quý đầu tiên của năm 2012.
Bốn kịch bản “chung kết” cho Eurozone mà PwC đưa ra bao gồm:
- Cung tiền gia tăng: Một chương trình bơm thanh khoản quy mô lớn vào thị trường do Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) thực hiện với sự hỗ trợ của Quỹ Bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) sẽ được tung ra nhằm hỗ trợ tăng trưởng và đẩy lùi khủng hoảng.
- Vỡ nợ có trật tự: Các nền kinh tế có mức độ dễ bị tổn thương cao trong Eurozone sẽ tái cấu trúc nợ thông qua các vụ vỡ nợ tự nguyện nhằm đưa mức nợ về dưới tầm kiểm soát.
- Hy Lạp rời Eurozone: Hy Lạp rời liên minh tiền tệ, trong khi phần còn lại của Eurozone cam kết bảo vệ các thành viên còn lại trong khối.
- Một liên minh tiền tệ mới: Các quốc gia chủ chốt trong Eurozone đề xuất một khối sử dụng đồng Euro mới với các thể chế tài khóa và tiền tệ hợp nhất. Các nước yếu sẽ rời Eurozone.
Ở kịch bản thứ tư này, PwC nhận định, những nước mạnh có thể hợp thành một liên minh tiền tệ mới bao gồm Đức, Pháp, Hà Lan và Phần Lan. Những nước rời Eurozone sẽ chứng kiến sự mất giá ngay lập tức của đồng tiền mới mà họ đưa vào sử dụng, bên cạnh mức lãi suất cao và buộc phải thu hẹp chi tiêu công. Về sau, các nước này sẽ phải đối mặt với những thách thức về việc đưa ra chính sách tài khóa và tiền tệ đáng tin cậy.
Đối với nền kinh tế Mỹ, PwC cho rằng, cuộc khủng hoảng ở Eurozone đang là một rào cản đối với sự phục hồi kinh tế. Nếu một khối Eurozone mới xuất hiện vào đầu năm sau, kim ngạch xuất khẩu của Mỹ có thể sẽ giảm mạnh, nhưng nước Mỹ có thể đón những dòng vốn mới đổ vào khi giới đầu tư gom mua tài sản Mỹ để tìm kiếm sự an toàn.
Hệ thống tài chính Mỹ hiện đang đối mặt rủi ro lớn nếu cuộc khủng hoảng nợ công của châu Âu diễn biến xấu đi. Tháng trước, hãng định mức tín nhiệm Fitch Ratings tuyên bố, ngành ngân hàng Mỹ có thể để mất triển vọng ổn định trừ phi cuộc khủng hoảng của châu Âu được giải quyết đúng lúc và có trật tự.
Theo báo cáo này, sẽ có nhiều gói nợ trái phiếu quy mô lớn của các chính phủ trong Eurozone đáo hạn vào đầu năm sau. Bên cạnh đó, áp lực thị trường gia tăng khiến PwC tin rằng, số phận của khối này sẽ được quyết định vào quý đầu tiên của năm 2012.
Bốn kịch bản “chung kết” cho Eurozone mà PwC đưa ra bao gồm:
- Cung tiền gia tăng: Một chương trình bơm thanh khoản quy mô lớn vào thị trường do Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) thực hiện với sự hỗ trợ của Quỹ Bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) sẽ được tung ra nhằm hỗ trợ tăng trưởng và đẩy lùi khủng hoảng.
- Vỡ nợ có trật tự: Các nền kinh tế có mức độ dễ bị tổn thương cao trong Eurozone sẽ tái cấu trúc nợ thông qua các vụ vỡ nợ tự nguyện nhằm đưa mức nợ về dưới tầm kiểm soát.
- Hy Lạp rời Eurozone: Hy Lạp rời liên minh tiền tệ, trong khi phần còn lại của Eurozone cam kết bảo vệ các thành viên còn lại trong khối.
- Một liên minh tiền tệ mới: Các quốc gia chủ chốt trong Eurozone đề xuất một khối sử dụng đồng Euro mới với các thể chế tài khóa và tiền tệ hợp nhất. Các nước yếu sẽ rời Eurozone.
Ở kịch bản thứ tư này, PwC nhận định, những nước mạnh có thể hợp thành một liên minh tiền tệ mới bao gồm Đức, Pháp, Hà Lan và Phần Lan. Những nước rời Eurozone sẽ chứng kiến sự mất giá ngay lập tức của đồng tiền mới mà họ đưa vào sử dụng, bên cạnh mức lãi suất cao và buộc phải thu hẹp chi tiêu công. Về sau, các nước này sẽ phải đối mặt với những thách thức về việc đưa ra chính sách tài khóa và tiền tệ đáng tin cậy.
Đối với nền kinh tế Mỹ, PwC cho rằng, cuộc khủng hoảng ở Eurozone đang là một rào cản đối với sự phục hồi kinh tế. Nếu một khối Eurozone mới xuất hiện vào đầu năm sau, kim ngạch xuất khẩu của Mỹ có thể sẽ giảm mạnh, nhưng nước Mỹ có thể đón những dòng vốn mới đổ vào khi giới đầu tư gom mua tài sản Mỹ để tìm kiếm sự an toàn.
Hệ thống tài chính Mỹ hiện đang đối mặt rủi ro lớn nếu cuộc khủng hoảng nợ công của châu Âu diễn biến xấu đi. Tháng trước, hãng định mức tín nhiệm Fitch Ratings tuyên bố, ngành ngân hàng Mỹ có thể để mất triển vọng ổn định trừ phi cuộc khủng hoảng của châu Âu được giải quyết đúng lúc và có trật tự.
Theo VnEconomy
Doanh nghiệp tiêu biểu
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo