4 tháng, Việt Nam chi 1,7 tỷ USD để nhập khẩu ôtô
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 4 năm nay ước tính đạt 14,0 tỷ USD, giảm 3,4% so với tháng trước.
Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 5,8 tỷ USD, tăng 0,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 8,2 tỷ USD, giảm 6%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 4 tăng 7,3%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 6,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 8,1%.
Tính chung 4 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính đạt 51,4 tỷ USD, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 20,7 tỷ USD, giảm 0,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 30,7 tỷ USD, giảm 1,4%.
Một số mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch giảm so với cùng kỳ năm trước: Điện thoại và linh kiện đạt 3,2 tỷ USD, giảm 6,9%; hóa chất đạt 924 triệu USD, giảm 7,1%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 8,2 tỷ USD, giảm 8,9%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu đạt 956 triệu USD, giảm 17,7%; xăng dầu đạt 1,3 tỷ USD, giảm 33,3% (lượng tăng 10,9%).
Kim ngạch nhập khẩu ô tô 4 tháng đầu năm đạt 1,7 tỷ USD, tương đương mức cùng kỳ năm trước, trong đó ôtô nguyên chiếc đạt 669 triệu USD, giảm 23,5%.
Về thị trường hàng hóa nhập khẩu 4 tháng đầu năm, nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất với kim ngạch 14,7 tỷ USD, giảm 3,1% so với cùng kỳ năm trước; ASEAN đạt 7,5 tỷ USD, giảm 3,5%; Nhật Bản đạt 4,3 tỷ USD, giảm 8,8%; EU đạt 3 tỷ USD, giảm 9,5%; Hoa Kỳ đạt 2,4 tỷ USD, giảm 0,1%; riêng nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 9,5 tỷ USD, tăng 6,7%.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Phát triển các khu thương mại tự do sẽ là bàn đạp thúc đẩy dịch vụ logistics
Tổng giám đốc công ty Văn hoá Tân Bình ALT 'mua chui' hàng trăm ngàn cổ phiếu
Xăng dầu đồng loạt giảm giá
Đề nghị bổ sung mặt hàng mía vào danh mục hàng hoá mua bán qua cửa khẩu phụ
Chung cư Hà Nội 2025: Chuyên gia dự báo không dễ giảm nhưng không sốt nóng
Dự báo diễn biến thị trường bất động sản khi có bảng giá đất mới