5 năm, Thanh tra Bộ Tài chính đề nghị truy thu hơn 73 nghìn tỷ đồng nộp ngân sách
Bộ Tài chính cho biết, trong 5 năm qua Thanh tra ngành Tài chính đã tiến hành thực hiện triển khai 310.778 cuộc thanh tra; kiến nghị thu hồi nộp vào ngân sách nhà nước số tiền 73.048.341 triệu đồng; xử phạt vi phạm hành chính 7.527.032 triệu đồng; đã chuyển cơ quan điều tra 852 vụ việc.
Qua công tác thanh tra đã kiến nghị xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân có sai phạm, khuyết điểm trong quản lý tài chính. Đồng thời, kiến nghị các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan điều chỉnh, bổ sung và sửa đổi nhiều cơ chế, chính sách, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra tài chính.
Bên cạnh đó, công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, xử lý sau thanh tra đã có chuyển biến tích cực, góp phần tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính. Thanh tra Bộ đã tham mưu giúp Bộ trong việc xây dựng, hoàn thiện bộ máy; xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở cho hoạt động đôn đốc và xử lý sau thanh tra; hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị trong ngành, nhất là các đơn vị thuộc Bộ Tài chính tổ chức thực hiện tốt việc theo dõi, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra theo đặc thù của từng đơn vị, chất lượng công tác xử lý sau thanh tra được nâng lên, tạo sự đồng thuận của cả cơ quan quản lý nhà nước và đối tượng thanh tra.
Thanh tra Bộ Tài chính đã chủ động tham mưu trình Bộ ban hành văn bản hướng dẫn, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương triển khai công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản chỉ đạo của Ban chấp hành TW, của Chính phủ liên quan đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Hoàn thành tốt công tác tổng hợp, dự thảo báo cáo của Chính phủ về tình hình và kết quả thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, để Chính phủ trình Quốc hội.
Ngoài ra, Thanh tra Bộ Tài chính cũng đã tham mưu để Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tài chính, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ mối quan hệ, trách nhiệm của từng đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Tài chính trong công tác thanh tra, kiểm tra… Xây dựng và trình Bộ ký ban hành 14 quy trình thanh tra trong các lĩnh vực và 2 quy chế để áp dụng thống nhất trong toàn ngành Tài chính.
Bộ Tài chính cho biết, trong thời gian tới, Thanh tra Bộ Tài Chính sẽ tiếp tục triển khai quyết liệt, tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Theo đó, lực tượng thanh tra sẽ thực hiện thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về công tác quản lý và điều hành ngân sách, đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả; việc quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư, nguồn dự phòng ngân sách, các khoản phí, lệ phí; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra chống gian lận thương mại, chống thất thu, chống chuyển giá và xử lý nợ đọng thuế, quản lý chặt chẽ công tác hoàn thuế, bảo đảm đúng đối tượng, đúng chế độ quy định.
Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá, gắn liền với công khai, minh bạch trong điều hành giá cả; điều phối công tác thanh tra, kiểm tra tại các địa bàn trọng điểm, các doanh nghiệp lớn tại các địa phương để hạn chế tình trạng bỏ sót các doanh nghiệp không được thanh tra, kiểm tra....
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chung cư Hà Nội 2025: Chuyên gia dự báo không dễ giảm nhưng khó sốt nóng
Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 2026-2030: Phải có tư duy đột phá
Giá heo hơi ngày 15/11/2024: Tiếp tục tăng giá tại một số tỉnh phía Nam
Giá nông sản ngày 15/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng, hồ tiêu giảm giá
Giá ngoại tệ ngày 15/11/2024: USD duy trì đà tăng
Sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ cho cuối năm và Tết