Thị trường

6 kỳ thế vận hội gánh khối nợ nghìn tỷ USD

Các quốc gia đăng cai thế vận hội luôn coi sự kiện này như một cơ hội vàng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, thay vì thu về những món lời lớn, nhiều kỳ thế vận hội lại để lại những khối nợ khổng lồ.
  • <p style="text-align: justify;"><strong>1. Thế vận hội Mùa đông 2014 </strong></p>  <p style="text-align: justify;">Thế vận hội Mùa đông 2014 diễn ra tại Sochi, Nga được coi là kỳ thế vận hội tốn kém nhất hiện nay.</p>  <p style="text-align: justify;">Theo kế hoạch ban đầu, Chính phủ Nga sẽ chi 12 tỷ USD cho thế vận hội. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại số tiền đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đã lên tới 50 tỷ USD.</p>  <p style="text-align: justify;">Các chính trị gia của Nga bào chữa rằng số tiền thu được từ việc bán vé, thúc đẩy ngành xây dựng và tăng cường du lịch sẽ bù đắp lại những chi phí này.</p>  <p style="text-align: justify;">Song hầu hết các nhà kinh tế lại cho rằng chi phí cho thế vận hội phức tạp hơn nhiều và không hề lạc quan như miêu tả của các chính trị gia.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>2. Thế vận hội Mùa hè 2004</strong></p>  <p style="text-align: justify;">Hi Lạp đã hào phóng chi gần 11 tỷ USD cho Thế vận hội Mùa hè 2004, gấp đôi ngân sách dự kiến ban đầu.</p>  <p style="text-align: justify;">Lượng ngân sách khổng lồ chi cho Thế vận hội lần thứ 28 này là nhân tố chính khiến nợ công của Hi Lạp năm 2004 tăng lên 183,16 tỷ euro so với 168,3 tỷ euro năm 2003.</p>  <p style="text-align: justify;">Hi Lạp đã xây quá nhiều khách sạn với hi vọng thế vận hội sẽ thúc đẩy kinh tế về lâu dài thông qua phát triển du lịch.</p>  <p style="text-align: justify;">Nhưng chính tham vọng này đã khiến Hi Lạp trở thành nạn nhân với số nợ nghìn tỷ USD. Nhiều sân vận động được xây cho thế vận hội giờ đang bị bỏ hoang và gây lãng phí.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>3. Thế vận hội Mùa hè 1976</strong></p>  <p style="text-align: justify;">Sự quản lý yếu kém và chi phí quá cao trong Thế vận hội Mùa hè 1976 đã khiến thành phố Montreal của Canada phải gánh chịu món nợ 1,5 tỷ USD và mất gần 30 năm để trả hết số nợ đó.</p>  <p style="text-align: justify;">Bức xúc trước thua lỗ này, những người dân địa phương đã đổi tên sân vận động Big O bằng một từ đồng âm Big O-W-E <em>(Tạm dịch: Con nợ lớn). </em></p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>4. Thế vận hội Mùa đông 1998<br type="_moz" />  </strong></p>  <p style="text-align: justify;">Các nhà tổ chức Thế vận hội Mùa đông đã hứa hẹn đầy chắc chắn rằng ngành du lịch nước này sẽ khởi sắc khi Thế vận hội được đăng cai tại tỉnh Nagano, Nhật Bản. Tuy nhiên, sau khi sự kiện kết thúc, du khách không bao giờ quay trở lại.</p>  <p style="text-align: justify;">Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn, khi thành phố Nagano đã chi vượt ngân sách ban đầu 56%, theo các nhà nghiên cứu của ĐH Oxford.</p>  <p style="text-align: justify;">Mọi luận điệu đều đổ cho tham nhũng. Song toàn bộ những hộp đựng tài liệu tài chính liên quan được báo cáo là đã bị đốt cháy. Bởi vậy, tổng thiệt hại do đầu tư cho Thế vận hội vẫn không thể xác định được.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>5. Thế vận hội Mùa đông 1980</strong></p>  <p style="text-align: justify;">Lake Placid, New York, Mỹ đã đăng cai Thế vận hội năm 1980. Lúc đó, ngân sách chi cho thế vận hội khiêm tốn hơn rất nhiều so với hiện nay.</p>  <p style="text-align: justify;">Song điều đó không thể ngăn chặn được các khoản chi phí phát sinh. Theo các nhà nghiên cứu của ĐH Oxford, Thế vận hội Lake Placid đã chi vượt ngân sách ban đầu 320%.</p>  <p style="text-align: justify;">Thế vận hội đã để lại khoảng thâm hụt gần 8 triệu USD, và Lake Placid đã phải cầu cứu viện trợ của Thành phố New York.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>6. Thế vận hội Mùa đông 1992</strong></p>  <p style="text-align: justify;">Thế vận hội Mùa đông 1992 được tổ chức tại Albertville, Pháp đã vượt chi ngân sách dự kiến 135%.</p>  <p style="text-align: justify;">Thâm hụt ngân sách lên tới 57 triệu USD và Chính phủ Pháp buộc phải thanh toán số nợ này. </p>
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo