Thị trường

6 tỷ năm của con người chỉ bằng 1 giây trên siêu máy tính này

Với hiệu năng ấn tượng lên tới 200 triệu tỷ phép tính/giây, IBM Summit giúp Mỹ vươn đến nấc thang mới, đồng thời đả bại Trung Quốc sau nhiều năm "về nhì" trong cuộc đua mang tên siêu máy tính.

Năm 2010, Trung Quốc trở thành quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực siêu máy tính khi giới thiệu cỗ máy mang tên Tianhe-1A, có khả năng thực hiện 2,57x 1015 phép tính/giây, nhanh hơn gần 1,5 lần so với hệ thống máy tính Jaguar của Mỹ lúc bấy giờ.

Từ đó tới nay, Trung Quốc luôn nắm giữ vị trí số một, đồng thời "bỏ xa" các đối thủ cạnh tranh bằng liên tục các dòng siêu máy tính có hiệu suất khủng, điển hình như thế hệ NUDT Tianhe-2 ra mắt vào năm 2013 với 33.8x 1015 phép tính/giây, hay gần đây nhất là chiếc Sunway TaihuLight có thể thực hiện tới 93x1015 phép tính/giây.

 

Siêu máy tính IBM Summit giúp Mỹ trở lại cuộc đua, đánh bại đối thủ đến từ Trung Quốc.

Tuy nhiên mới đây, với sự giúp sức của IBM và "quái thú" mang tên Summit, Mỹ đã chính thức phá bỏ "thế độc tôn" của Trung Quốc, đồng thời nâng giới hạn của các dòng siêu máy tính lên một tầm cao mới.

Được biết, IBM Summit có hiệu suất lớn hơn gấp đôi so với siêu máy tính nhanh nhất ở Trung Quốc, và gấp 4 lần so với siêu máy tính nhanh nhất ở Mỹ. Trong điều kiện lý tưởng, nó có thể đạt tới tốc độ siêu "khủng" là 200x1015 (xấp xỉ 200 triệu tỷ) phép tính/giây.

Làm một phép tính đơn giản, nếu như một con người có thể tính toán 1 phép tính mỗi giây, thì anh ta phải sống đến 6 tỷ năm để có thể đạt hiệu suất tương đương IBM Summit thực hiện trong vỏn vẹn 1 giây đồng hồ.

Năm 2010, Trung Quốc trở thành quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực siêu máy tính khi giới thiệu cỗ máy mang tên Tianhe-1A, có khả năng thực hiện 2,57x 1015 phép tính/giây, nhanh hơn gần 1,5 lần so với hệ thống máy tính Jaguar của Mỹ lúc bấy giờ.

Từ đó tới nay, Trung Quốc luôn nắm giữ vị trí số một, đồng thời "bỏ xa" các đối thủ cạnh tranh bằng liên tục các dòng siêu máy tính có hiệu suất khủng, điển hình như thế hệ NUDT Tianhe-2 ra mắt vào năm 2013 với 33.8x 1015 phép tính/giây, hay gần đây nhất là chiếc Sunway TaihuLight có thể thực hiện tới 93x1015 phép tính/giây.

 

Tuy nhiên mới đây, với sự giúp sức của IBM và "quái thú" mang tên Summit, Mỹ đã chính thức phá bỏ "thế độc tôn" của Trung Quốc, đồng thời nâng giới hạn của các dòng siêu máy tính lên một tầm cao mới.

Được biết, IBM Summit có hiệu suất lớn hơn gấp đôi so với siêu máy tính nhanh nhất ở Trung Quốc, và gấp 4 lần so với siêu máy tính nhanh nhất ở Mỹ. Trong điều kiện lý tưởng, nó có thể đạt tới tốc độ siêu "khủng" là 200x1015 (xấp xỉ 200 triệu tỷ) phép tính/giây.

Làm một phép tính đơn giản, nếu như một con người có thể tính toán 1 phép tính mỗi giây, thì anh ta phải sống đến 6 tỷ năm để có thể đạt hiệu suất tương đương IBM Summit thực hiện trong vỏn vẹn 1 giây đồng hồ.

Siêu máy tính của Mỹ hoạt động trên 4.600 máy chủ và 10 petabyte bộ nhớ, có thể thực hiện hơn 200 triệu tỷ phép tính/giây.

"Chúng tôi biết rằng chúng ta đang trong một cuộc thi - và sự cạnh tranh này là có thật. Điều quan trọng là ai mới là người đứng đầu". Rick Perry, thư ký Bộ năng lượng Mỹ cho biết trong buổi lễ ra mắt cỗ siêu máy tính. "Đây là một điều thực sự có ý nghĩa. Ngày hôm nay, nước Mỹ đã quay trở lại cuộc chơi, và theo một cách không thể ấn tượng hơn".

Được biết, IBM bắt đầu phát triển dự án siêu máy tính trị giá 200 triệu đô la do chính phủ tài trợ từ năm 2014 tại Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ride, Tennessee. Trong quá trình phát triển, siêu máy tính đã được nâng cấp liên tục với những bộ gen khác nhau, hoạt động trên tổng cộng 4.600 máy chủ và 10 petabyte bộ nhớ.

 

Việt Nam chúng ta cũng có siêu máy tính, được xây dựng trên dự án với tổng số vốn đầu tư lên đến 2 triệu USD. Tuy nhiên so với IBM Summit thì hệ thống này có hiệu suất thấp hơn rất nhiều, chỉ đạt 41,7 tỷ phép tính/giây và được chủ yếu sử dụng trong các đề tài nghiên cứu khoa học.

Nên đọc
Theo Dân trí
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo