719 doanh nghiệp thuộc bộ, tỉnh nợ 72 nghìn tỷ
Không chỉ có các tập đoàn, tổng công ty nhà nước mà các công ty TNHH một thành viên độc lập trực thuộc bộ quản lý ngành, ủy ban nhân dân cấp tỉnh cũng giảm lãi, tăng nợ.
Thừa ủy quyền Thủ tướng ký báo cáo của Chính phủ về tình hình các doanh nghiệp nhà nước năm 2012, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, hiện cả nước có 719 công ty TNHH một thành viên độc lập. Trong đó có 291 doanh nghiệp hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, phục vụ an ninh quốc phòng và 428 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại.
So với năm 2011, tổng tài sản của khối này tăng 14,9%, nợ phải trả tăng 7,9%, vốn chủ sở hữu tăng 13,6%, doanh thu tăng 9,2% và lãi giảm 7%.
Các con số cụ, thể tổng tài sản là 177.059 tỷ đồng, nợ phải trả 72.286 tỷ, vốn chủ sở hữu 97.939 tỷ, doanh thu 136.587 tỷ, lãi phát sinh 10.794 tỷ.
Báo cáo cũng cho biết, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu của 719 công ty trên là 11,5%, giảm 2,5% so với trước. Lỗ phát sinh 408 tỷ đồng và lỗ lũy kế 2.096 tỷ. Tổng số thu nộp ngân sách 21.531 tỷ, tăng 3,8%.
Đánh giá về tình hình thực hiện nhiệm vụ công ích, Chính phủ cho rằng các doanh nghiệp công ích đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị thông qua chính sách an sinh – xã hội với việc sẵn sàng tham gia làm nhiệm vụ theo yêu cầu của địa phương, bộ.
Đặc biệt, do được chuyển từ cơ chế giao kế hoạch sang đặt hàng, chất lượng phục vụ nhân dân của khối này được nâng cao hơn trước.
Bộ trưởng Dũng cũng cho biết, các doanh nghiệp công ích đang tạo việc làm cho khoảng 113.500 người lao động với mức thu nhập bình quân 6.785nghìn đồng/người/tháng, tăng 4,4% so với năm 2011.
Ở các chỉ tiêu về tài chính, theo báo cáo, nợ vay từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng của các doanh nghiệp công ích chiếm 10,9% tổng số nợ phải trả 27.054 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế của khối này đạt 1.0675 tỷ và chiếm 15% tổng lợi nhuận của cả khối doanh nghiệp độc lập toàn quốc. Lỗ phát sinh là 113 tỷ, chỷ yếu tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
Với 428 công ty độc lập hoạt động sản xuất kinh doanh thì tình hình tài chính kém lạc quan hơn khi lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 9.188 tỷ đồng, giảm 11,4%. Còn nợ phải trả là 45.807 tỷ, tăng 7,8%.
Chuyển sang doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của nhà nước, tổng hợp từ báo cáo của các bộ và ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho hay hiện có 260 doanh nghiệp thuộc khối này.
Với các con số đều của năm 2012 và so sánh với 2011, tổng tài sản của khối này là 200.508 tỷ, tăng 2,4%. Số nợ phải thu khó đòi là 883 tỷ đồng, tăng gấp 2,58 lần. Trong đó, Tổng công ty cổ phần thép Việt Nam có nợ phải thu khó đòi lớn nhất với 652 tỷ, tăng gấp 4,29 lần.
Với thông tin tổng số nợ phải trả 131.990 tỷ đồng, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân là 0,64 lần, vốn chủ sở hữu 61.097 tỷ, chiếm 30,47 tổng nguồn vốn, vốn nhà nước góp 30.717 tỷ (tương ứng 81,2% tổng vốn điều lệ) báo cáo nhận định các doanh nghiệp sau cổ phần hóa đều có xu hướng tăng trưởng ổn định và phát triển.
Điều này cũng được minh chứng qua tổng doanh thu đạt 334.402 tỷ, tăng 5,8%. Lợi nhuận trước thuế 9.318 tỷ, tăng 6%, tỷ suất lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu bình quân đạt 15,25%.
VnEconomy
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hơn 250 gian hàng tham gia Hội chợ Xuân Đà Nẵng 2025
Giải pháp giúp thanh toán thuận tiện trên các chuyến bay
Giá xăng vượt 21.000 đồng/lít
6 sự kiện nổi bật của ngành hải quan năm 2024
Ổn định kinh tế vĩ mô và hạ tầng là đòn bẩy cho thị trường bất động sản
Giá vàng ngày 10/1/2025: Thị trường vàng tiếp tục đà tăng mạnh
Cột tin quảng cáo