9 tàu đóng mới Vinashin:Hóa "ma", mòn mỏi chờ bán sắt vụn!
Vinashin là cơ quan chủ động xử lý
Đã hơn nửa thập kỷ trôi qua, tại khu vùng nước hòn Cặp Bè, thuộc phường Bạch Đằng (TP.Hạ Long) luôn chình ình 9 con tàu vận tải.
9 con tàu trên, trước khi neo đậu tại đây để rồi trở thành những phế tích, được đóng mới ở các nhà máy của Vinashin, với tổng giá trị cả trăm tỉ đồng, và gần như chưa được đưa chủ nhân là Cty TNHH MTV vận tải biển Viễn dương Vinalines đưa vào sử dụng do làm ăn thua lỗ và không có khả năng chi trả lãi vay ngân hàng.
Trước dư luận phản ánh, UBND tỉnh Quảng Ninh, vào trung tuần tháng 11/2013, đã ra văn bản yêu cầu phía chủ tàu và chính quyền TP Hạ Long sớm có biện pháp, khẩn trương giải tỏa ngay các con tàu trên đang làm xấu cảnh quan bên bờ vịnh Hạ Long.
Về phía Hạ Long, ông Phạm Hồng Hà, Phó Chủ tịch UBND Thành phố cho biết: "Đến nay, Vinashin đã có văn bản trình thành phố, trong thời gian tới Vinashin sẽ thanh lý và là cơ quan chủ động xử lý".
Và theo ông Hà thì theo quy định, Vinashin phải có trách nhiệm di dời, nếu không thực hiện thì thành phố sẽ phải cưỡng chế.
Khi nhắc đến phương án đưa những con tàu này xuống biển làm nơi trú ẩn cho cá và các loài sinh vật biển khác, ông Hải ngạc nhiên: "Thành phố chưa bao giờ nghĩ đến việc đưa ra đề xuất việc làm này".
Nên tận dụng bán sắt vụn
Cho đến nay, những con tàu này vẫn án ngữ gần bờ Vịnh Hạ Long. Lý do của sự chậm trễ này, theo lời một lãnh đạo phường Bạch Đằng: Chủ nhân của đoàn tàu hiện cũng đang lâm vào tình cảnh "chết chìm" như vậy.
Thế nhưng, ông Hoàng Quang Hải, Phó Chủ tịch UBND Thành phố khẳng định: "Nếu tàu của thành phố thì chúng tôi xử lý được ngay, nhưng đây là tàu của Vinashin, tự nhiên mang đến để ở đó, chính quyền đã có nhiều cuộc làm việc, cũng như văn bản yêu cầu di chuyển, nhưng hiện nay công ty đó vẫn không chịu di chuyển, gây khó khăn, làm xấu cảnh quan của Vịnh Hạ Long".
Bên cạnh đó, ông cũng cho biết thêm: "Trách nhiệm di chuyển những con tàu này thuộc Vinashin, nhưng hiện nay dường như công tác rất khó khăn. Được biết, thành phố đã có những chỉ đạo khá sát sao nhưng chưa hiệu quả".
Trước phương án nên đánh chìm những con tàu này xuống biển để làm nơi trú ẩn cho cá và các loài sinh vật biển khác, ngoài ra, đây cũng là một cách hay mà các nước như Thái Lan, Philippines tận dụng thiết bị quân sự cũ, ông Hải không đồng tình: "Nước ta chưa thể làm như vậy, phải trục vớt những con tàu đó lên, rồi xem những máy móc nào còn dùng được thì tiếp tục sử dụng, phần nào không dùng được thì chúng ta có thể bán sắt vụn".
Ông giải thích: "Ở nước ngoài có thể việc đó là bình thường nhưng đối với nước ta còn là lạ. Để đưa được ra biển thả xuống thì phải là vùng nước sâu, kèm theo là công tác bảo vệ môi trường".
Theo quan điểm của ông Hải thì trong tàu đó còn nhiều bộ phận máy móc, dầu mỡ, nên phải đưa lên tháo gỡ ra, tránh ô nhiễm, chứ thả xuống biển ít nhiều cũng ảnh hưởng môi trường biển, kèm theo những chất độc hại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá heo hơi ngày 15/11/2024: Tiếp tục tăng giá tại một số tỉnh phía Nam
Giá nông sản ngày 15/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng, hồ tiêu giảm giá
Các chủ nhân căn hộ The Diamond Residence chính thức nhận sổ hồng
MSB đầu tư chiến lược vào nền tảng ngân hàng tương tác
Giá ngoại tệ ngày 15/11/2024: USD duy trì đà tăng
Tổng Công ty Xây dựng Số 1 CC1 bị phạt gần 160 triệu đồng