ADB cho vay 50 triệu USD phát triển Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa
Chiều 22/11 tại Hà Nội, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam đã ký một hiệp định vay vốn ưu đãi trị giá 50 triệu USD theo Chương trình Thứ 2 về Phát triển Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (SME), Tiểu chương trình 2 để hỗ trợ nỗ lực cải cách của Chính phủ nhằm thúc đẩy sự phát triển và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam.
Tham gia ký kết có Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình đại diện cho Chính phủ Việt Nam và Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam Tomoyuki Kimura đại diện cho ADB.
“Mặc dù Chính phủ Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực tăng cường thực hiện các cải cách chính sách để hỗ trợ cho việc thành lập, tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng vẫn cần tiếp tục cải cách hơn nữa để thúc đẩy sự phát triển với qui mô lớn hơn các doanh nghiệp nhỏ và vừa để Việt Nam có thể đạt được sự tăng trưởng bền vững và đồng đều hơn. Ông Tomoyuki Kimura phát biểu. “ADB cam kết hỗ trợ Chính phủ tiếp tục thực hiện thành công các chương trình cải cách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh cho sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như khu vực tư nhân ở Việt Nam.”
ADB cho rằng: Việt cần Nam tiếp tục có được mức độ đầu tư tư nhân vững mạnh để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế hàng năm 7-8% và tạo thêm 8 triệu việc làm mới cần thiết đến năm 2020. Khu vực tư nhân mà phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng được kỳ vọng sẽ có đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu trên. Khu vực tư nhân trong nước đang phải đối mặt với những thách thức lớn từ áp lực của các điều kiện kinh tế quốc tế cũng như trong nước. Điều quan trọng là cần khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo điều kiện cho họ gia nhập các ngành cung ứng toàn cầu, nhất là thông qua việc tăng cường cải cách chính sách, cải thiện tiếp cận về tài chính và đơn giản hóa các thủ tục hành chính.
Chính phủ đã hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua việc kết hợp thực hiện các cải cách chính sách có tính bước ngoặt kể từ khi thông qua Luật Doanh nghiệp năm 2000. Kết quả là, đến cuối năm 2011, số lượng doanh nghiệp đăng ký ở Việt Nam đã tăng lển 550.000 từ con số 14.500 của năm 2000, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm gần 97% tổng số doanh nghiệp, và khoảng 46% tổng sản phẩm quốc nội. Khu vực tư nhân trong nước chiếm 59% tổng số việc làm vào 2011, tăng lên từ 29% của năm 2000. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay được coi là nguồn lực chính tạo công ăn việc làm và thu nhập, và là động lực cho sự tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam.
Khoản vay chính sách sẽ hỗ trợ nỗ lực phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam thông qua đơn giản hóa quy trình kinh doanh, cải thiện tiếp cận về tài chính, các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp do doanh nhân nữ quản lý, tạo lập môi trường bình đẳng cho sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân. ADB là đối tác tin cậy của Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy đóng góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa vào tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm trong gần thập kỷ qua thông qua việc kết hợp các hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật.
Như Trâm
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mạng 5G đã sẵn sàng, hướng đi nào để doanh nghiệp viễn thông 'đánh thức' tiềm năng thị trường?
Lượt cài đặt ứng dụng mua sắm trên toàn cầu tăng mạnh
Hỗ trợ vốn khởi nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ
Giá ngoại tệ ngày 27/12/2024: Đồng USD giảm giá
Đà Nẵng: Giám sát chặt chẽ việc lập hóa đơn điện tử kinh doanh, bán lẻ xăng dầu
Giá vàng thế giới ngày 27/12/2024: Tăng nhẹ trong bối cảnh thị trường giao dịch trầm lắng
Cột tin quảng cáo