Xã hội

Ai chịu trách nhiệm về "Con đường gốm sứ"?

Công trình “Con đường gốm sứ ven sông Hồng” đang khiến dư luận hết sức lo ngại. Sự lộng lẫy đang dần bị thay thế bởi các chỗ bong tróc, nham nhở.

Một điểm bong tróc của

Theo ông Nguyễn Quốc Hoa, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, quận đã kiểm tra thực tế và xác định, công trình “Con đường gốm sứ ven sông Hồng” có một số điểm bị xuống cấp trong thời gian gần đây. Thậm chí nhiều điểm trên con đường này đang trở thành nơi tập kết vật liệu xây dựng, rác thải.

Cụ thể hơn, theo báo cáo từ Ban Quản lý Chỉnh trang đô thị Hà Nội - đơn vị duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng công trình này, hiện tại "Con đường gốm sứ" có nhiều đoạn tường gốm bị bong bật, nứt kết cấu, nứt tách giữa tường gạch xây trên kè bê tông.
 
Có những đoạn, nứt cả theo chiều ngang và chiều dọc bức tranh, đoạn nứt tách nhìn thấy được dài khoảng 220 m, đoạn dài có thể đã nứt tách bên trong lớp gốm sứ dài khoảng 1.530 m. Tổng diện tích bị bong gạch khoảng trên 30 m2. Hiện nhiều đoạn tường vẫn tiếp tục có dấu hiệu bong tróc mới.
 
UBND quận đã kiến nghị TP chỉ đạo thực hiện công tác duy tu, khắc phục các điểm bị bong vỡ gạch và nứt ngang của công trình. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có biện pháp khả thi nào chấm dứt được hiện trạng trên.
 
Nói về nguyên nhân của sự việc này, họa sĩ Nguyễn Thu Thủy, Giám đốc Cty TNHH Nghệ thuật Tân Hà Nội, chủ dự án "Con đường gốm sứ", cho biết: “Phải thừa nhận là công trình nghệ thuật này bị xuống cấp một phần do kết cấu bức tranh gốm sứ làm sai.
 
Bức tranh được thiết kế trên hai bức tường ghép vào nhau. Phía dưới là tường bê tông chắn đê trước đó, ở trên là bức tường xây dựng bổ sung trong quá trình ghép tranh bằng gạch. Giữa hai bức tường chỉ gắn kết bằng mạch vữa không có trụ, cột vì thế việc xảy ra rạn nứt là tất yếu.
 
Ngoài ra, do nằm ở vị trí đặc biệt, trên trục đường giao thông có lượng xe cộ lưu thông 24/24 giờ tạo nên độ rung, lắc lớn. Bên cạnh đó, nhiệt độ chênh lệch nhau quá lớn giữa các mùa tạo nên độ giãn nở vật liệu khác nhau, không đồng đều dẫn đến tình trạng này.
 
Ngay từ khi bắt tay vào thi công, chúng tôi cũng đã tính đến những nguy cơ này. Vì thế, chuyện công trình này bị xuống cấp là chuyện phải xảy ra. Chúng ta phải biết chấp nhận các yếu tố ngoại cảnh này và tìm ra hướng khắc phục”.
 
Về phía UNESCO, theo bà Thủy thì tổ chức này chưa biết đến tình trạng xuống cấp trên. Và hiện trạng con đường gốm sứ tính đến thời điểm này không ảnh hưởng đến kỉ lục của bức tranh. Hiện tại, đây vẫn là bức tranh gốm dài nhất trên thế giới.
 
Con đường gốm sứ trở thành nơi tập kết rác thải.
 
“Tôi mong công chúng hết sức thông cảm với việc tu sửa của "Con đường gốm sứ" chậm trễ như hiện tại. Bởi đây là hoạt động thiên về tính lâu dài và bền vững. Ngoài việc bảo vệ con đường về mặt vật chất thì chúng ta cũng cần đầu tư về mặt tuyên truyền ý thức cho người dân.
 
Sắp tới, tôi sẽ đề xuất với UBND TP cho in một cuốn sách riêng tập hợp những hình ảnh của bức tranh "Con đường gốm sứ" để giới thiệu cho công chúng. Đồng thời cũng đề xuất sẽ nối dài bức tranh với những hình ảnh ý nghĩa về lịch sử dân tộc Việt Nam", họa sĩ Nguyễn Thu Thủy.
 
Bà Thủy cũng cho biết thêm, Cty TNHH Tân Hà Nội chỉ chịu trách nhiệm bảo hành công trình đến ngày 25/5/2013. Ngay khi phát hiện ra đoạn tranh tường bị hỏng hóc từ tháng 5/2011, Cty đã nhiều lần thực hiện việc sửa chữa bằng cách gắn lại những đoạn bê tông bị bong tróc.
 
Cty TNHH Tân Hà Nội cũng đã đề xuất UBND TP. Hà Nội có phương án sửa chữa về mặt lâu dài. Cụ thể giữa khe tường bê tông 30 cm và đoạn xây thêm chỉ dày 20 cm (chênh nhau 10 cm) phải thêm giằng cố để tăng tính bền vững cho tường gạch và đường bê tông.
 
Hiện công tác sửa chữa "Con đường gốm sứ" đang được Ban Quản lý Chỉnh trang đô thị Hà Nội tiếp nhận. Đơn vị này tổ chức thực hiện công tác duy tu sửa chữa công trình "Con đường gốm sứ" theo kế hoạch hằng năm.
 
Năm 2013 đã duy tu phục hồi 35 m2 gạch gốm sứ bị hư hỏng với mức kinh phí hơn 93 triệu đồng. Năm 2014, Sở Xây dựng Hà Nội phê duyệt dự toán duy trì vệ sinh môi trường, duy tu sửa chữa hơn 300 triệu đồng.
 
Trước tình trạng diện tích gốm bong tróc ngày càng nghiêm trọng, Ban Quản lý Chỉnh trang đô thị Hà Nội cũng đã phối hợp Cty TNHH Tân Hà Nội lập kế hoạch duy tu sửa chữa cho khối lượng 38 m2 tranh gốm bị bong tróc.
 
Về phương án bảo vệ lâu dài, Ban Quản lý Chỉnh trang đô thị Hà Nội cũng đã đệ trình lên UBND TP phương pháp xử lý theo hướng bền vững. Theo đó, sẽ tiến hành xây hệ thống các trụ, cọc bằng bê tông làm khung đỡ. Dự tính, cứ 20 m sẽ có một cọc trụ, đồng thời sẽ sử dụng các mũi khoan vít nối bức tường gạch với tường bê tông ở dưới để tăng sự liên kết.
 
Tuy nhiên, theo người đại diện của Ban Quản lý Chỉnh trang đô thị Hà Nội việc tu bổ, bảo vệ "Con đường gốm sứ" khá phức tạp vì con đường này có đến 3 cơ quan quản lý.
 
Cụ thể, đơn vị này chỉ có nhiệm vụ sửa chữa bề mặt bức tranh. Còn việc quản lí các hoạt động vi phạm vỉa hè do UBND các quận theo dõi. Còn phần cây xanh, trang trí lại do Cty Cây xanh phụ trách. Việc chồng chéo nhiệm vụ khiến cho việc bảo vệ, duy tu không đồng đều.
 

“Tôi mong công chúng hết sức thông cảm với việc tu sửa của "Con đường gốm sứ" chậm trễ như hiện tại. Bởi đây là hoạt động thiên về tính lâu dài và bền vững. Ngoài việc bảo vệ con đường về mặt vật chất thì chúng ta cũng cần đầu tư về mặt tuyên truyền ý thức cho người dân.

Sắp tới, tôi sẽ đề xuất với UBND TP cho in một cuốn sách riêng tập hợp những hình ảnh của bức tranh "Con đường gốm sứ" để giới thiệu cho công chúng. Đồng thời cũng đề xuất sẽ nối dài bức tranh với những hình ảnh ý nghĩa về lịch sử dân tộc Việt Nam", họa sĩ Nguyễn Thu Thủy.

Nông nghiệp Việt Nam
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo