Quốc tế

AirAsia phủ nhận QZ8501 "bay chui", phi công không biết thời tiết

Khả năng hãng hàng không AirAsia Indonesia đã tắc trách khi không đưa bản thông tin dự báo thời tiết cho phi công lái chuyến bay QZ8501 hôm 28/12/2014 trước thời điểm chiếc Airbus A320-200 cất cánh.

 Khả năng hãng hàng không AirAsia Indonesia đã tắc trách khi không đưa bản thông tin dự báo thời tiết cho phi công lái chuyến bay QZ8501 hôm 28/12/2014 trước thời điểm chiếc Airbus A320-200 cất cánh.  Theo Jakarta Post, nghi vấn được đưa ra sau thông báo hôm 3/1 về việc AirAsia đã vi phạm lệnh bay khi để QZ8501 cất cánh từ Surabaya-Singapore. Trong khi, đúng ngày xảy ra thảm kịch, lịch trình bay không hề có tên QZ8501. Chuyến bay QZ8501 hôm 28/12/2014 đã gặp phải sự cố và rơi xuống biển Java chỉ sau hơn 40 phút cất cánh trong hành trình kéo dài 2 giờ đồng hồ tới Singapore, cướp đi sinh mạng của toàn bộ 162 người bao gồm hành khách và phi hành đoàn.   Theo những thông tin rò rỉ từ văn bản được Cơ quan Khí tượng Indonesia (BMKG) chính thức trình lên Bộ trưởng Giao thông nước này, ông Ignatius Jonan hôm 31/12/2014, phi công lái chuyến bay QZ8501 đã không nhận được bản báo cáo dự báo thời tiết trước thời điểm cho máy bay cất cánh.  Thi thể các hành khách được trục vớt đưa lên tàu Hải quân KRI Banda Aceh của Indonesia hôm 3/1.

Theo Jakarta Post, nghi vấn được đưa ra sau thông báo hôm 3/1 về việc AirAsia đã vi phạm lệnh bay khi để QZ8501 cất cánh từ Surabaya-Singapore. Trong khi, đúng ngày xảy ra thảm kịch, lịch trình bay không hề có tên QZ8501. Chuyến bay QZ8501 hôm 28/12/2014 đã gặp phải sự cố và rơi xuống biển Java chỉ sau hơn 40 phút cất cánh trong hành trình kéo dài 2 giờ đồng hồ tới Singapore, cướp đi sinh mạng của toàn bộ 162 người bao gồm hành khách và phi hành đoàn.

Theo những thông tin rò rỉ từ văn bản được Cơ quan Khí tượng Indonesia (BMKG) chính thức trình lên Bộ trưởng Giao thông nước này, ông Ignatius Jonan hôm 31/12/2014, phi công lái chuyến bay QZ8501 đã không nhận được bản báo cáo dự báo thời tiết trước thời điểm cho máy bay cất cánh.

Khả năng hãng hàng không AirAsia Indonesia đã tắc trách khi không đưa bản thông tin dự báo thời tiết cho phi công lái chuyến bay QZ8501 hôm 28/12/2014 trước thời điểm chiếc Airbus A320-200 cất cánh.

Theo Jakarta Post, nghi vấn được đưa ra sau thông báo hôm 3/1 về việc AirAsia đã vi phạm lệnh bay khi để QZ8501 cất cánh từ Surabaya-Singapore. Trong khi, đúng ngày xảy ra thảm kịch, lịch trình bay không hề có tên QZ8501. Chuyến bay QZ8501 hôm 28/12/2014 đã gặp phải sự cố và rơi xuống biển Java chỉ sau hơn 40 phút cất cánh trong hành trình kéo dài 2 giờ đồng hồ tới Singapore, cướp đi sinh mạng của toàn bộ 162 người bao gồm hành khách và phi hành đoàn.

Theo những thông tin rò rỉ từ văn bản được Cơ quan Khí tượng Indonesia (BMKG) chính thức trình lên Bộ trưởng Giao thông nước này, ông Ignatius Jonan hôm 31/12/2014, phi công lái chuyến bay QZ8501 đã không nhận được bản báo cáo dự báo thời tiết trước thời điểm cho máy bay cất cánh.
Thi thể các hành khách được trục vớt đưa lên tàu Hải quân KRI Banda Aceh của Indonesia hôm 3/1.

“Hãng AirAsia nhận được bản dự báo thời tiết của BMKG vào lúc 7 giờ sáng ngày 28/12”, người đứng đầu BMKG, ông Andi E. Sakya cho biết.

Trong khi đó, chuyến bay QZ8501 đã khởi hành từ sân bay quốc tế Juanda tại thành phố Surabaya vào lúc 5h35 cùng ngày.

Ngoài ra, một nhân viên điều hành chuyến bay (FOO) của AirAsia cũng chỉ nhận được bản dự báo thời tiết sau khi chuyến bay QZ8501 bị mất liên lạc với đài kiểm soát không lưu Jakarta vào lúc 6h17.

Cựu nhân viên điều tra thuộc Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Indonesia, bà Ruth Hanna Simatupang cho hay theo đúng quy định, các phi công phải nhận được bản dự báo thời tiết từ BMKG ít nhất là 10 phút trước khi cho máy bay cất cánh.

“Theo đúng quy định, mỗi lần phi công chuẩn bị thực hiện chuyến bay, họ phải xem các bản dự báo thời tiết từ BMKG. Làm sao một chuyến bay có thể thực hiện hành trình khi không có thông tin từ BMKG?”, bà Simatupang chia sẻ.

Tuy nhiên, theo bà Simatupang, khả năng chuyến bay đã cất cánh vào sáng sớm do đó phi công không nhận được thông tin dự báo thời tiết.

“Chuyến bay khởi hành vào lúc sáng sớm và phi hành đoàn đã phải chuẩn bị mọi công tác sẵn sàng cho chuyến bay trước thời điểm khởi hành ít nhất 2,5 giờ đồng hồ bởi đây là một chuyến bay quốc tế. Đó chính là lý do tại sao FOO không nhận được bản dự báo thời tiết từ BMKG”, bà Simatupang nói.

Thi thể hành khách trên chuyến bay QZ5801 được đưa lên chiếc máy bay vận tải quân sự để trở về sân bay Surabaya, nơi chiếc máy bay xấu số cất cánh.


Tuy nhiên, ông Sunu Widyatmoko, Giám đốc điều hành AirAsia Indonesia đã phủ nhận nghi vấn trên.

“Hãng AirAsia Indonesia luôn cân nhắc thận trọng các bản dự báo thời tiết của BMKG trước mỗi chuyến bay”, ông Widyatmoko cho biết.

Cũng theo ông Widyatmoko, trạm khí tượng của BMKG tại sân bay quốc tế Soekarno-Hatta thường gửi báo cáo thông qua hòm thư điện tử với tần suất 4 lần/ngày và gửi tới trung tâm điều hành của AirAsia Indonesia.

“Những bản báo cáo này được gửi tới phòng điều hành chuyến bay tại tất cả các trung tâm của hãng AirAsia Indonesia như Jakarta, Medan, Surabaya, Bandung và Denpasar. Sau đó, chúng được in ra và đưa cho phi công”, theo giám đốc điều hành AirAsia Indonesia.

Trong khi đó, bản đồ dự báo thời tiết của BMKG hôm 28/12/2014 cho thấy chuyến bay QZ5801 trên hành trình từ Surabaya-Singapore đã khởi hành đúng ngày trời nhiều mây. Do đó, khả năng các đám mây tích mưa dày đặc là nguyên nhân dẫn tới thảm kịch thương tâm.

Còn Bộ Giao thông Indonesia hiện đang nghi ngờ AirAsia đã vi phạm lệnh bay hôm 28/12. Tuy nhiên, Giám đốc phục trách an ninh và an toàn của AirAsia Indonesia, ông Achmad Sadikin đã phủ nhận chuyến bay QZ5801 “bay chui”.

 

Infonet
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo