Doanh nghiệp

Alibaba chi 160 triệu đô la để chống nạn hàng giả

Trang thương mại điện tử khổng lồ Alibaba của Trung Quốc cho biết đã dành hơn 160 triệu đô la để chống hàng giả trên trang web của mình từ đầu năm 2013 đến tháng Năm năm nay.

Alibaba cho biết các khiếu nại của khách hàng về hàng giả đã giảm 22% so với năm ngoái

 

Trong năm tới, công ty này sẽ bổ sung thêm 200 người nữa vào trong số 2.000 công nhân để giải quyết vấn nạn hàng giả trên các trang web của mình.

 

Ngoài ra còn có 5.400 tình nguyện viên tham gia vào kế hoạch giám sát trực tuyến hàng ngày.

 

Sự phổ biến của hàng giả tại Trung Quốc vẫn luôn là một vấn đề lớn. Trước khi thiết lập kỷ lục IPO (lần đầu phát hành cổ phiếu ra công chúng) lớn nhất thế giới và thu về lợi nhuận khủng 25 tỷ đô ở New York, công ty thương mại điện tử lớn nhất thế giới đã nói trong bản cáo bạch IPO của mình rằng hàng giả có thể làm tổn thương khả năng giành khách hàng, các nhà đầu tư và các đối tác bán lẻ của Mỹ.

 

Trong khi đó, trang thương mại điện tử eBay của Mỹ cho biết, trong hồ sơ của tòa án năm 2010 ghi rằng phải mất lên đến 20 triệu đô một năm cho "chương trình bảo vệ người mua hàng" giống như việc hoàn trả tiền cho người mua phải hàng giả trên trang web của mình.

 

Trận chiến 'quan trọng'

 

"Chúng tôi nhận thấy mình phải có trách nhiệm trong cuộc chiến chống lại nạn hàng giả," Jonathan Lu, giám đốc điều hành của Alibaba cho biết.

 

Các doanh nghiệp bán lẻ khổng lồ về công nghệ cao đã bị liệt vào danh sách những "thị trường khét tiếng" về vi phạm sở hữu trí tuệ của các thương hiệu lớn tại Mỹ đến năm 2012.

 

Trung Quốc và Hồng Kông chiếm 93% lượng hàng hóa vi phạm bị tịch thu bởi hải quan Mỹ trong năm tài chính 2013, theo một báo cáo của chính phủ.

 

Trong khi đó, Alibaba đã tích cực trong việc đẩy mạnh việc đánh bật hàng giả từ trang web của mình, nhiệm vụ này là một cuộc chiến gian nan.

 

Tháng trước, ngày mua sắm trực tuyến với tên gọi Singles’Day đã đem lại doanh thu bán hàng đạt hơn 9 tỷ đô cho công ty. Cục Quản lý Nhà nước về Công nghiệp và Thương mại (SAIC) đã tiến hành một cuộc điều tra về hàng giả được bán trong ngày hôm đó. Kết quả là hơn 10% các mặt hàng mà họ đã mua trực tuyến từ các nhà bán lẻ là hàng giả hoặc bị nghi là hàng giả.

 

Alibaba cho biết họ đã hợp tác với nhà chức trách Trung Quốc phát hiện hơn 1.000 trường hợp hàng giả chỉ riêng trong năm nay.

Hồng Trang (BBC Business)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo