Alibaba tung “chiêu độc” hút vốn: Bài học cho các tổ chức tài chính Việt Nam?
Wantou là một ngôi làng nhỏ ở tỉnh Sơn Đông cách Bắc Kinh khoảng 350km về phía Nam. Với truyền thống làm nghề đan bằng rơm và liễu gai lâu đời, đồ thủ công mỹ nghệ của Wantou trở nên rất phổ biến và được khách hàng trực tuyến ưa thích.
Wantou trở thành một trong những "Taobao Villages" của Alibaba. Ở một “Tabao Village”, những người bán cùng danh mục sản phẩm trực tuyến sẽ tạo thành một nhóm ngành công nghiệp nhỏ. Họ không chỉ hỗ trợ nhau mà còn có thể thúc đẩy nền kinh tế địa phương bằng cách tạo ra nhu cầu của các hàng hóa và dịch vụ khác.
Cách thức các ngôi làng này kinh doanh và đặc biệt cách thức các doanh nghiệp nhỏ huy động vốn là một bài học đáng giá không chỉ cho các quốc gia khác.
Việc vay vốn dựa trên tài sản là một hình thức tín dụng được bảo đảm bằng tài sản hoặc hoá đơn với chi phí cao do người vay phải cạnh tranh nhau để tiếp cận được nguồn vốn vay hạn chế. Năm năm sau cuộc khủng hoảng tài chính, các doanh nghiệp nhỏ ở phương tây vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc vay vốn dựa trên tài sản của các ngân hàng. Số liệu gần đây của Anh cho thấy số lượng các doanh nghiệp nhỏ vay vốn từ các ngân hàng liên tục sụt giảm kể từ sau cuộc khủng hoảng năm 2008.
Để khắc phục khó khăn này, một hình thức vay vốn mới đã ra đời. Ở Trung Quốc, gã khổng lồ Internet - Alibaba đã đưa ra một hình thức cho vay hoàn toàn khác biệt. Hình thức cho vay khế ước cầm cố có lãi suất điều chỉnh dù vẫn còn nhỏ nhưng phát triển nhanh trong hoạt động kinh doanh của Alipay được sử dụng thông tin thay vì tài sản để đảm bảo cho các khoản vay.
Alipay thu thập dữ liệu về tất cả các hoạt động mua bán trên Taobao - khoảng 95% thông tin về các doanh nghiệp nhỏ và các hoạt động tiêu dùng thương mại điện tử ở Trung Quốc - và từ các thị trường thương mại điện tử khác mà Alibaba cổ phần. Theo phân tích từ RedTech, bản thân Alipay có 45% cổ phần thị trường xử lý thanh toán trực tuyến.
Có hai thông tin quan trọng mà Alipay sử dụng trong hình thức cho vay dựa trên thông tin này: thứ nhất là phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp muốn vay; thứ hai là đánh giá tín nhiệm của khách hàng. Nếu khách hàng đánh giá tốt về doanh nghiệp, thì doanh nghiệp đó được đánh giá có khả năng kinh doanh tốt và đảm bảo khả năng trả nợ. EBay, Amazon và những công ty khác cũng thu thập những thông tin tương tự và cũng áp dụng cách thức của Alipay.
Cho các doanh nghiệp nhỏ vay là một công việc khó khăn. Phải mất rất nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu hoạt động kinh doanh của họ, thậm chí khả năng của các công ty chịu được áp lực từ những biến động kinh tế đột ngột.
Betty Zhao, giám đốc quốc gia tại Trung Quốc của ngân hàng CIMB, cho biết: Việc Alibaba sử dụng lượng thông tin đánh giá của khách hàng trong một thời gian dài và khai thác dữ liệu tinh vi cho phép tập đoàn này kiểm soát tốt rủi ro của các khoản nợ xấu.
Tập đoàn Alibaba đang có kế hoạch khởi động một cuộc tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược bên ngoài. Đây được coi là một tín hiệu đầy tham vọng của Alibaba để mở rộng lĩnh vực kinh doanh, và tạo đà để mở rộng lĩnh vực tài chính và đầu tư bán lẻ.
Tính tới nay, hình thức cho vay khế ước cầm cố có lãi suất điều chỉnh chỉ được tài trợ bởi nguồn tiền trực tiếp của Alibaba, tuy nhiên nó vẫn phát triển rất nhanh. Theo RedTech, tính tới cuối năm 2012, hình thức cho vay này cung cấp các khoản vay trị giá 600 triệu USD và dự kiến sẽ tăng lên 2 tỷ USD vào cuối năm nay.
Trong tương lai, Alibaba sẽ huy động nhiều nguồn tài trợ khác nhau, bao gồm cả khả năng sử dụng các phao tiền mặt khổng lồ được tạo ra nhờ các dịch vụ kí quỹ cho phép người mua trực tuyến trả tiền chỉ khi họ nhận được sản phẩm và cảm thấy hài lòng với sản phẩm mà họ đã mua qua mạng. Chiếc phao này được đánh giá là sẽ tạo ra một nguồn thu lợi nhuận ổn định.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Giá vàng ngày 24/1/2025: Tiếp tục tăng
Giá nông sản ngày 24/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục tăng mạnh
Tỷ giá hôm nay 24/1: Giá ngoại tệ ghi nhận xu hướng trái ngược
Thương lái gom hàng hoa phục vụ Tết
TP Hồ Chí Minh: Gần 1.000 sản phẩm OCOP quy tụ tại phiên chợ 'Tết xanh - Quà Việt'