Thị trường

Ấn Độ nguy cơ mất vị trí sản xuất cá lớn thứ 2 thế giới

(DNVN) - Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), việc khai thác cạn kiệt nguồn lợi cùng với việc kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt hơn ở các nước nhập khẩu đang có ảnh hưởng sâu sắc tới xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ.

Theo VASEP, trong năm tài chính 2016, Ấn Độ xuất khẩu gần 946 nghìn tấn thủy sản, trị giá 4,7 tỷ USD so với hơn 1.051 nghìn tấn trị giá 5,5 tỷ USD của 2015. Hiện tại, Ấn Độ là nước sản xuất cá lớn thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc, và chiếm gần 6% sản lượng cá toàn cầu.

Ủy ban EU đã thông qua việc đẩy mạnh kiểm tra các lô hàng thủy sản nuôi từ Ấn Độ tại các biên giới, số lượng các lô hàng kiểm tra tăng lên 50% so với 10% trước đó. Một lô hàng tôm thẻ chân trắng từ Nam Phi đã bị từ chối nhập khẩu vào EU sau khi phát hiện có vi khuẩn tả trong lô hàng đó.

Ảnh minh họa.

EU tăng cường các quy định nhập khẩu bằng cách đưa ra các tiêu chuẩn chặt chẽ hơn về môi trường và sức khỏe. Đây là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ ba của Ấn Độ, với thị phần 20% trên tổng khối lượng XK.

Cũng theo VASEP, Ấn Độ và một số nước khác đã gửi kèm giấy chứng nhận khai thác đối với tất cả các lô hàng thủy sản từ năm 2010 để góp phần làm giảm vấn đề khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Sản lượng khai thác cá của Ấn Độ trong năm 2015 đã giảm 5,3% so với năm trước, phần lớn là do sản lượng cá mòi dầu ở bờ biển phía tây nam giảm mạnh.

Nhiệt độ bề mặt nước biển tăng, thiếu nguồn thức ăn và tình trạng lạm thác cá mòi của ngư dân cũng là nguyên nhân dẫn đến sản lượng khai thác chung giảm.

Sản lượng cá mòi trong năm 2015 giảm 51% xuống còn 3,4 triệu tấn so với 3,59 triệu tấn trong năm 2014.

 

Ấn Độ đứng thứ 7 về sản lượng khai thác cá biển trên thế giới, và ngành khai thác tạo công ăn việc làm cho khoảng 4 triệu ngư dân nước này.

Nên đọc
Quyên Lưu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo