Ấn Độ, Pakistan đọ súng dữ dội ở Kashmir sau vụ tấn công đẫm máu
AFP đưa tin, lính Ấn Độ và và Pakistan đã đọ súng dữ dội trên khu vực biên giới tranh chấp giữa hai nước tại Kashmir hôm 20/9, hai ngày sau một cuộc tấn công đẫm máu nhằm vào một căn cứ quân sự Ấn Độ mà New Delhi cáo buộc các tay súng đồn trú ở Pakistan tiến hành.
18 binh sĩ thiệt mạng trong vụ tấn công hôm 18/9, đánh dấu vụ tấn công tồi tệ nhất xảy ra trên khu vực Himalayan trong hơn 1 thập kỷ và làm gia tăng căng thẳng giữa hai quốc gia láng giềng sở hữu vũ khí hạt nhân.
Ấn Độ cho rằng các tay súng đồn trú ở Pakistan tiến hành, tuy nhiên Islamabad bác bỏ cáo buộc này và khẳng định tuyên bố này "không có cơ sở".
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã bày tỏ quan ngại về tình trạng bạo lực tại khu vực Kashmir, qua đó thúc giục hai bên giảm căng thẳng.
"Ngoại trưởng đã tái khẳng định sự cần thiết đối với Pakistan là ngăn chặn tất cả các tay súng khủng bố sử dụng lãnh thổ nước này làm nơi trú ẩn an toàn", Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sau khi ông Kerry gặp Thủ tướng Paksitan Nawaz Sharif tại New York.
Vụ đấu súng hôm 20/9 là phản ứng đầu tiên kể từ khi diễn ra vụ tấn công hôm 18/9. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên bố sẽ trừng phạt nghiêm khắc những kẻ gây ra vụ tấn công đẫm máu này.
Hôm 18/9, Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Rajnath Singh cáo buộc Pakistan "tiếp tục và hỗ trợ trực tiếp cho các nhóm khủng bố", đồng thời cho rằng hành động này sẽ bị cộng đồng quốc tế cô lập.
Tuy nhiên, giới chuyên an ninh cho rằng, Ấn Độ thiếu các khả năng quân sự để "chế ngự" quốc gia láng giềng tại khu vực chia cắt Himalayan.
Kashmir chia cắt Ấn Độ và Pakistan kể từ khi kết thúc sự cai trị của Anh vào năm 1947. Cả hai quốc gia đều khẳng định chủ quyền đối với toàn bộ lãnh thổ Himalayan và đã từng trải qua hai cuộc chiến tranh vì tranh chấp lãnh thổ.
Một số nhóm nổi dậy đã giao tranh với khoảng 500.000 binh lính Ấn Độ được triển khai tại Himalayan, đòi độc lập cho khu vực có đa số người Hồi giáo sinh sống hoặc sáp nhập với Pakistan. Hàng chục ngàn người đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh này, trong đó phần lớn là dân thường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo