Quốc tế

Ấn Độ, Singapore lên tiếng về tranh chấp Biển Đông

(DNVN)-Tại Đối thoại Shangri-La - hội nghị thượng đỉnh an ninh lớn nhất châu Á, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ và Singapore đã bày tỏ quan điểm về tranh chấp tại khu vực Biển Đông.

Phát biểu với báo giới sau cuộc đối thoại đầu tiên giữa Bộ trưởng Quốc phòng Singapore - Ấn Độ bên lề Đối thoại Shangri-La 2016 vừa khai mạc tối qua 3/6 ở Singapore, người đứng đầu Bộ Quốc phòng hai quốc gia này đã khẳng định rằng, những tranh chấp tại khu vực Biển Đông nên được giải quyết một cách hòa bình theo luật pháp quốc tế.

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar (trái) và người đồng cấp Singapore Ng Eng Hen. (Ảnh trên facebook của ông Ng Eng Hen)

Tuyên bố này được đưa ra tại Đối thoại Shangri-La - hội nghị thượng đỉnh an ninh lớn nhất châu Á khai mạc hôm 03/6.

Tranh chấp Biển Đông là một trong những nội dung chính phủ bóng lên Đối thoại Shangri-La, trong đó các hành động quân sự của Trung Quốc được “để mắt” tới nhiều nhất.

Phát biểu với báo giới sau Đối thoại của Các bộ trưởng Quốc phòng Singapore - Ấn Độ lần đầu tiên, các bộ trưởng cho biết thêm, cần phải có tự do hàng hải khi nói đến vùng biển quốc tế.

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar cho biết, quan điểm của họ về tranh chấp Biển Đông vẫn không thay đổi, cụ thể là các quốc gia liên quan nên giải quyết tranh chấp thông qua thảo luận và không sử dụng vũ lực. Ông cũng cho rằng, Ấn Độ sẽ kết nối với từng nước ở phía Đông thông qua chính sách hướng Đông của nước này.

Trước đó, phát biểu tại Singapore trước thềm cuộc họp của hội nghị thượng đỉnh này, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain bày tỏ quan ngại về hậu quả có thể xảy ra nếu Trung Quốc phản đối một phán quyết sắp tới của Liên Hợp Quốc về tranh chấp tại Biển Đông.

 

"Sự lựa chọn đối với Trung Quốc là việc họ sử dụng quan điểm và sức mạnh ngày càng gia tăng của họ như thế nào. Trung Quốc có thể tiếp tục ép buộc và đe dọa các nước láng giềng và đơn phương thực thi những tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ”, ông McCain nhấn mạnh.

“Đối với khu vực Đông Nam Á, quyết định sắp tới của Tòa án Trọng tài quốc tế sẽ là phép thử đối với Trung Quốc. Dù phản đối nhưng Trung Quốc phải thừa nhận, tôn trọng và gìn giữ phán quyết của tòa. Khu vực và thế giới đang theo dõi xem Trung Quốc thực hiện lựa chọn nào”, ông McCain nói thêm.

Phái đoàn Mỹ tại Đối thoại Shangri-La lầ này do Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter dẫn đầu, còn phái đoàn Trung Quốc do Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc Tôn Kiến Quốc dẫn đầu.

Nên đọc
NM (Theo CNA)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo