Viettel là thành viên mới nhất của Liên minh chống lừa đảo toàn cầu APWG
Hai cao thủ bảo mật của Việt Nam được vinh danh tại cuộc thi tấn công mạng Pwn2Own / Hàng trăm cán bộ ngân hàng diễn tập thực chiến phòng thủ không gian mạng
Viettel là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam có sản phẩm tham gia vào tổ chức này, song hành cùng các quốc gia phát triển trên thế giới.
Viettel Threat Intelligence được Công ty An ninh mạng Viettel (VCS) phát triển là giải pháp an ninh mạng hiện đại, áp dụng xu thế công nghệ mới nhất, giúp thu thập, nhận định và cảnh báo các mối đe doạ trên không gian mạng dành cho tổ chức, doanh nghiệp. Triển khai từ tháng 10/2020, nền tảng này đang được áp dụng trực tiếp trong các dịch vụ của Viettel và một số ngân hàng tại Việt Nam.
Viettel là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam có sản phẩm tham gia vào tổ chức APWG.
Việc Viettel Threat Intelligence tham gia tổ chức APWG là một bước tiến trong việc kết nối, chia sẻ tri thức an ninh mạng và cảnh báo sớm, góp phần ngăn chặn các nguy cơ tấn công mạng kịp thời trên phạm vi toàn cầu. Các đơn vị khi tham gia vào mạng lưới của APWG sẽ được tiếp cận những thông tin và nguy cơ an ninh mạng cấp quốc tế, qua đó sẽ xây dựng phương án hành động kịp thời cho tổ chức của mình.
APWG là một liên minh toàn cầu nhằm đối phó với tội phạm mạng, tập hợp các công ty an ninh mạng, các cơ quan chính phủ, cơ quan thực thi pháp luật, các tổ chức phi chính phủ, gồm các tổ chức uy tín như Hiệp hội Khối thịnh vượng chung (CPA), Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), Nhóm Tội phạm Công nghệ cao G8, Trung tâm phòng chống tội mạng mạng Liên minh Châu Âu - Europol EC3…
Hiện nay, APWG có hơn 2.200 thành viên trên toàn thế giới, với các công ty an ninh mạng như Kaspersky Lab, BitDefender, Symantec, McAfee, VeriSign, Fortinet, ESET, Palo Alto Networks.
Tri thức an ninh mạng (Threat Intelligence) từ lâu đã là một lĩnh vực trọng điểm trong lĩnh vực bảo mật và an toàn thông tin (ATTT), tập trung vào việc thu thập và phân tích thông tin về các cuộc tấn công mạng hiện tại, tiềm năng đe dọa tới tài sản, uy tín cũng như sự an toàn của các tổ chức/doanh nghiệp (TC/DN). Đây được xem là một biện pháp bảo mật chủ động, hiện đại giúp TC/DN ngăn chặn sớm vi phạm dữ liệu, tấn công mã độc, thông tin sai sự thật của tổ chức.
Các nguồn dữ liệu của Viettel Threat Intelligence rất đa dạng, bao gồm: Dữ liệu từ nhà mạng ISP toàn cầu; Dữ liệu từ các tổ chức bên ngoài; Dữ liệu thu được từ quá trình thực hiện các dịch vụ ATTT; Dữ liệu thu được từ quá trình cung cấp dịch vụ giám sát ATTT 24/7. Đặc biệt là nguồn dữ liệu từ các nghiên cứu nội bộ do các chuyên gia hàng đầu của Viettel thực hiện. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo