Áp lực lên tỉ giá gia tăng
Nhìn vào báo cáo tăng trưởng tín dụng của một số ngân hàng thương mại lớn có thể thấy, tín dụng ngoại tệ đã tăng tới 20-30% và đồng nghĩa vượt mức tăng trưởng tín dụng chung tới 8-9 lần. Nguyên nhân được cho là do lãi suất vay USD ổn định ở mức 5-8%/năm trong lúc tỉ giá ít biến động. Ở khía cạnh thứ hai, doanh số giao dịch USD trên thị trường liên ngân hàng hai tuần đầu tháng 10 cũng tăng trở lại sau đợt sụt giảm tháng 9, trong đó doanh số giao dịch bằng USD quy đổi ra VND hai tuần đầu tháng 10 đạt 99.449 tỉ đồng, tăng 21% so với tháng 9 và điều này cho thấy nhu cầu USD của các ngân hàng thương mại cũng đang tăng lên.
Song cùng với tăng cầu, tiền gửi ngoại tệ qua theo dõi của một đơn vị kinh doanh thuộc BIDV cũng đang tăng lên, cả từ tài khoản của các tổ chức và cá nhân. Ngoài nguồn kiều hối đạt 6,3 tỉ trong 9 tháng đầu năm, luồng ngoại tệ đổ vào ngân hàng thương mại cho thấy, nhu cầu nhập khẩu tăng vào quý IV.
Diễn biến tỉ giá từ tháng 6/2011 đến nay.
Với những dữ liệu hiện có về cung - cầu ngoại tệ, bao gồm giải ngân vốn FDI, ODA ổn định, thâm hụt thương mại giảm và cán cân thanh toán quốc tế thặng dư 8 tỉ USD, nhiều dự báo thiên về khả năng tỉ giá sẽ tiếp tục ổn định trong quý IV và cả năm 2012. “Tuy nhiên, nếu việc điều chỉnh tỉ giá nhẹ có thể giúp tăng sức cạnh tranh xuất khẩu và chuẩn bị cho việc hạ nhiệt của lãi suất tiền đồng, khả năng này cũng không thể loại trừ hoàn toàn, song có thể là thời điểm muộn cuối năm 2012” - một đơn vị thuộc BIDV nhận định.
Nhiều chuyên gia đồng quan điểm khi đưa ra dự báo tỉ giá sẽ tăng nhẹ trong những tháng cuối năm, song mức tăng sẽ không có đột biến. Có nhiều cơ sở đưa đến nhận định này và thứ nhất là do nhập siêu cả năm được dự báo ở mức thấp và không gây áp lực lên cầu ngoại tệ.
Ở khía cạnh thứ hai, Ngân hàng Nhà nước cũng mua bán ngoại tệ dự trữ một cách hợp lý để duy trì sự ổn định của tỉ giá suốt thời gian qua. Bên cạnh đó, chênh lệch khá lớn giữa lãi suất bằng VND và USD khiến người dân bán ngoại tệ để gửi tiết kiệm VND. Chưa kể kiều hối và FDI tăng mạnh trong năm 2012, có thể đạt lần lượt 10-11 tỉ USD là nguồn cung ngoại tệ quan trọng hỗ trợ tỉ giá.
Các con số cụ thể cũng cho thấy, đồng nội tệ đang ổn định quanh ngưỡng 20.880VND/USD là nhờ cán cân thanh toán thặng dư 8 tỉ USD. Cán cân thanh toán thặng dư trong 9 tháng đầu năm cũng giúp Ngân hàng Nhà nước gia tăng dự trữ ngoại tệ (ước tính con số này vào khoảng 21-23 tỉ USD theo số liệu của một tổ chức đầu tư).
Chính vì vậy, dù kim ngạch nhập khẩu có thể tăng trong các tháng cuối năm vào mùa lễ tết, nguồn cung USD sẽ không thiếu hụt.
Anh Thảo (Theo Lao Động)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng
FID báo cáo sai khoản lỗ