Quốc tế

"Armata" Nga là mối đe dọa với vũ khí chống tăng của NATO

Theo chuyên gia người Anh, vũ khí chống tăng hiện đại đang được NATO sử dụng ít có tác dụng chống lại chiếc xe tăng Nga T-14 "Armata".

Theo hãng tin BBC, chuyên gia Brig Ben Barry của Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược London (IISS) cho rằng vũ khí chống tăng hiện đại đang được NATO sử dụng ít có tác dụng chống lại chiếc xe tăng Nga T-14 Armata.

"Armata" Nga là mối đe dọa đối với vũ khí chống tăng của NATO.

Xe tăng Nga loại mới T-14 "Armata" được trang bị hệ thống bảo vệ chủ động "Afghanit", có thể phá hủy các đầu đạn chống tăng hay làm chúng không hoạt động. Rada quang điện của "Afghanit" gồm bốn anten mảng pha chủ động, cảnh báo các đầu đạn đang bay về phía xe. Thiết bị gây nhiễu sẽ làm rối loạn quỹ đạo tên lửa — tia laser và radar dẫn đường sẽ bị khóa do màn khói.

Theo Barry, một hệ thống như vậy là mối đe dọa cho cả một thế hệ súng chống tăng, kể cả tổ hợp tên lửa Javelin của Mỹ.

Ông Barry tin rằng các nước NATO chưa có cuộc thảo luận thực sự nghiêm túc về vấn đề này. Một số quốc gia đang tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm để trang bị cho xe tăng của họ hệ thống bảo vệ chủ động. 

"Nhưng tôi nghĩ rằng họ đã bỏ qua các kết luận không thoải mái về khả năng chống tăng của riêng họ", vị chuyên gia nói. Ông cho rằng các nước NATO cần phải cải thiện hệ thống tên lửa chống tăng.

Na Uy là một trong những nước NATO đầu tiên đã phân bổ kinh phí cho việc thay thế các hệ thống tên lửa Javelin, để duy trì khả năng chiến đấu chống lại xe tăng hạng nặng. Được biết, kế hoạch mua sắm quốc phòng Na Uy phân bổ 200-350 triệu kron (24-42 triệu USD) để thay thế hệ thống tên lửa.

 

Nên đọc


theo Sputnik
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo